Thông tin bài soạn: (Nhập chính xác Gmail để nhận sản phẩm)
STT | Họ và tên | Nhiệm vụ | Điện thoại | Gmail | Tên Zalo |
1 | Vũ Thị Thương | GV soạn bài | 0948812689 | Vũ Thị Thương | |
2 | Phạm Thị Ni | GV phản biện lần 1 | 0969084816 | Nipham | |
3 | Nguyễn Thị Hương Giang | GV phản biện lần 2 | 0972344097 | Giang | |
4 | Đinh Thị Ngọc Quyên | GV phản biện lần 3 | 0396702726 | Đinh Quyên Phù Ninh |
Khi soạn xong nhờ quý thầy cô gửi về nhóm trưởng để tổng hợp.
CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ HỢP TÁC VÀ ĐÓNG GÓP
Trường: ……………………………….. |
| Họ và tên giáo viên: |
Tổ: …………………………………… |
| ………………………. |
BÀI 10: BIÊN ĐỘ, TẦN SỐ, ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM
I. Mục tiêu
1. Năng lực:
1.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động, chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao, tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, đoạn phim video để tìm hiểu vấn đề về biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác:
+ Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết vấn đề về:
+ Xác định biên độ và tần số sóng âm.
+ Tìm được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm.
+ Sử dụng nhạc cụ chứng tỏ được độ cao của âm liên quan với tần số của âm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Đề xuất được phương án thí nghiệm đơn giản để xác định biên độ dao động của âm và sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm.
+ Đề xuất được phương án thí nghiệm đơn giản để xác định tần số sóng âm và sự liên quan của độ cao của âm với tần số âm.
1.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận biết KHTN:
+ Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số của sóng âm.
+ Nêu được đơn vị của biên độ là đơn vị đo độ dài, đơn vị của tần số là Hertz (Hz).
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được thí nghiệm chứng tỏ được độ to của âm liên quan đến biên độ âm, độ cao của âm liên quan đến tần số âm.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Giải thích được cách các nghệ sĩ tạo ra âm to, âm nhỏ, âm trầm, âm bổng khi sử dụng nhạc cụ.
2. Phẩm chất:
- Tích cực tham gia các hoạt động của nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phà và học tập khoa học tự nhiên.
- Có niềm say mê âm nhạc, biết áp dụng kiến thức bài học vào việc tự chế tạo ra những nhạc cụ đơn giản.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo viên:
- Giáo án, bài dạy PowerPoint.
- Mỗi nhóm:
+ 1 sợi dây cao su mảnh, 1 dùi trống và trống, 1 âm thoa và búa cao su, 1 giá TN, 1 con lắc đơn có chiều dài 20 cm, 1 con lắc đơn có chiều dài 40 cm, 1 giá TN, 1 con lắc bấc, 1 thép lá (0,7x15x300) mm.
+ 1 mô tơ 3V- 6V một chiều, 1 mảnh phim nhựa.
+ Máy dao động kí hoặc điện thoại thông minh hay máy tính có trang bị phần mềm ghi dao động, đồng hồ đo điện đa năng.
2. Học sinh:
- 1 tờ giấy, 1 dây cao su.
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học về nguồn âm, độ to, độ cao của âm.