Thông tin bài soạn: (Nhập chính xác Gmail để nhận sản phẩm)
STT | Họ và tên | Nhiệm vụ | Điện thoại | Gmail | Tên Zalo |
1 | Nguyễn Thị Kim Thoa | GV soạn bài | 0973494080 | [email protected] | Kim Thoa |
2 | Lê Trung Hoàn | GV phản biện lần 1 | 0973547355 | Lê Trung Hoàn | |
3 | Nguyễn Thị Bình | GV phản biện lần 2 | 0974013113 | [email protected] | Nguyễn Bình |
4 | Đinh Thị Ngọc Quyên | GV phản biện lần 3 | 0396702726 | [email protected] | Đinh Quyên Phù Ninh |
Khi soạn xong nhờ quý thầy cô gửi về nhóm trưởng để tổng hợp.
CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ HỢP TÁC VÀ ĐÓNG GÓP
Tuần: |
| Ngày soạn: | ||
Tiết: | Ngày dạy: |
BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm âm phản xạ.
- Nhận biết được đặc điểm của vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém. Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.
- Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản trong thực tế về sóng âm, đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, đoạn phim video để tìm hiểu vấn đề về phản xạ âm. Tích cực tham gia các hoạt động thí nghiệm trong bài học và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm hợp tác giải quyết vấn đề về âm phản xạ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho các tình huống trong bài học và trong cuộc sống.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận biết KHTN
+ Nêu được âm dội lại khi gặp một mặt chắn được gọi là âm phản xạ.
+ Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
+ Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
+ Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
+ Đề xuất phương án kiểm tra vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.
+ Đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Giải thích được một số hiện tượng đơn giản trong thực tế về sóng âm như sự hình thành tiếng vang, cách khử tiếng vang hoặc sử dụng tiếng vang để tính khoảng cách.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm. Thực hiện an toàn khi tiến hnahf thí nghiệm.
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh hình 11.1, 11.2
- Video mở đầu https://www.youtube.com/watch?v=xQJ1JCpmS2I
- Video tác hại của tiếng ồn https://www.youtube.com/watch?v=yISo3InTBMc
- Chuẩn bị mỗi nhóm học sinh: Bàn phẳng, đồng hồ (loại nhỏ, có phát ra tiếng tích tắc, hai đoạn ống nhựa giống nhau (dài 1m, có thể để lọt đồng hồ vào trong, một ống có nắp đậy dễ dàng tháo, lắp), tấm gỗ phẳng, tấm gỗ có bề mặt gồ ghề, tấm xốp phẳng,...
- Các câu hỏi bài tập.
2. Học sinh:
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài học ở nhà. Tiến hành thí nghiệm theo nhóm được giao (hoàn thành phiếu và thiết kế powerpoint báo cáo)
- Xem lại các bài tập về vận tốc, quãng đường.
III. Tiến trình dạy học