Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 21: THỰC HÀNH QUAN SÁT SINH VẬT (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
•Quan sát và vẽ được một số cơ thể đơn bào
•Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh
•Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người
2. Năng lực
- Năng lực chung:
•Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện nhiệm vụ được GV yêu cầu trong giờ thực hành.
•Giao tiếp và hợp tác: xác định được nội dung hợp tác nhóm trao đổi về cấu tạo cơ thể sinh vật.
•Giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong giải quyết các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực riêng:
•Trình bày được các bước làm tiêu bản hiển vi; mô ta và vẽ được hình cơ thể đơn bào, các cơ quan cấu tạo cây xanh và cấu tạo cơ thể người.
•Quan sát và vẽ được cơ thể đơn bào, quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh; quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người.
•Liên hệ, giải thích được sự hoạt động có tổ chức của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
3. Phẩm chất
•Thông qua hiểu biết về cơ thể, có ý thức bảo vệ sức khỏe, yêu thương bản thân và gia đình. Trung thực trong quá trình thực hành và báo cáo kết quả thực hành của cá nhân và nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
•Kính hiển vi, lam kính, lamen, pipette, giấy thấm, bông, giấy bìa, kim chỉ, keo dán, lọ thủy tinh
•Mô hình tháo lắp cơ thể người hoặc tranh ảnh về cấu tạo cơ thể người.
•SGK, giáo án
2. Đối với học sinh:
•Mẫu vật: mẫu nước ao hồ, nước đọng lâu ngày hoặc mẫu nuôi cấy.
•Bộ ảnh thực vật: cây cà rốt, cây khoai lang, cây khoai tây, cây cà chua, cây hành, cây xương rồng...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài thực hành.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
- GV trình bày vấn đề: “Sinh vật rất đa dạng, phong phú, nhiều loài, phần lớn chúng là đơn bào, kích thước rất nhỏ nên không thể nhìn thấy được bằng mắt thường mà chúng ta chỉ có thể quan sát chúng dưới kính hiển vi. Sau đây, chúng ta cùng đến với bài 21: Thực hành quan sát sinh vật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan sát cơ thể đơn bào
a. Mục tiêu: Quan sát và vẽ được một số cơ thể đơn bào
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả quan sát của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV định hướng để HS tự quan sát và tìm sinh vật trong môi trường theo các bước gợi ý trong SGK. Sau đó, GV cho HS vẽ phác thảo sinh vật tìm thấy vào vở và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
Trong các bước làm tiêu bản tại sao phải có bước đặt sợi bông lên lam kinh?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành quan sát và trả lời câu hỏi
+ GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới
1. Quan sát cơ thể đơn bào
+ Bước 1: Đặt vài sợi bông lên lam kính
+ Bước 2: Dùng pipette hút nước trong lọ chứa mẫu vật và nhỏ 1 giọt lên lam kính đã có sẵn sợi bông.
+ Bước 3: Đậy lamen lên lam kính có chứa mẫu vật, dùng giấy thấm nước thừa (nước tràn ra ngoài lamen),
+ Bước 4: Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi với vật kính 10x, 40x và vẽ cơ thể đơn bào quan sát được.
- Khi quan sát cơ thể đơn bào trong giọt nước ao, hồ nên đặt vài sợi bông lên lam kính để nhốt sinh vật, hạn chế sự di chuyển của sinh vật, giúp dễ dàng quan sát.
Hoạt động 2: Quan sát các cơ quan cấu tạo cây xanh
Demo giáo án KHTN (phần Sinh) – sách chân trời sáng tạo – 0386 168 725
a. Mục tiêu: Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh
b. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh quan sát, thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả quan sát của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 5 –6 bạn. Sau khi chia nhóm xong,GV yêu cầu HS mang mẫu vật đã chuẩn bị lên bàn và tiến hành quan sát và xác định các thành phần cấu tạo cây xanh ở mẫu vật .
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành quan sát và thảo luận.
+ GV quan sát và hỗ trợ trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS đứng tại chỗ trìnhbày kết quả nhóm quan sát được.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần