Thông tin bài soạn: (Nhập chính xác Gmail để nhận sản phẩm)
STT | Họ và tên | Nhiệm vụ | Điện thoại | Gmail | Tên Zalo |
1 | Phạm Thu Trang | GV soạn bài | 0905156359 | Thu Trang | |
2 | Phạm Thị Hằng | GV phản biện lần 1 | 0357216225 | Phạm Hằng | |
3 | Thiệu Khắc Đạt | GV phản biện lần 2 | 0359919909 | Thiệu Khắc Đạt | |
4 | Trịnh Giang nam | GV phản biện lần 3 | 0918630144 | Trịnh Giang Nam |
Khi soạn xong nhờ quý thầy cô gửi về nhóm trưởng để tổng hợp.
CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ HỢP TÁC VÀ ĐÓNG GÓP
Trường: ……………………………….. |
| Họ và tên giáo viên: |
Tổ: …………………………………… |
| ………………………. |
CHỦ ĐỀ 4: TỐC ĐỘ
BÀI 7: TỐC ĐỘ CỦA CHUYỂN ĐỘNG
Thời gian thực hiện: 06 tiết
I. Mục tiêu
1. Năng lực:
1.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về dụng cụ đo và cách đo tốc độ khi sử dụng đồng hồ bấm giây, cổng quang điện và thiết bị “bắn tốc độ”.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước sử dụng đồng hồ bấm giây, cổng quang điện và thiết bị “bắn tốc độ” để đo tốc độ chuyển động, hợp tác trong thực hiện đo tốc độ của một vật chuyển động.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo tốc độ chuyển động của một vật bằng đồng hồ bấm giây, cổng quang điện và thiết bị “bắn tốc độ”.
1.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận biết KHTN:
+ Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó.
+Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.
+ Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên:Phân tích, so sánh các kiểu chuyển động và thiết lập được công thức tính tốc độ trong chuyển động
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:tính được tốc độ chuyển động trong những tình huống nhất định
2. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh phát triển các phẩm chất:
- Chăm chỉ: Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tốc độ chuyển động.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, đơn vị đo tốc độ và thực hành đo tốc độ.
- Trung thực: Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo tốc độ của một hoạt động bằng đồng hồ bấm giây, cổng quang điện và thiết bị “ bắn tốc độ”.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo viên:
- Hình ảnh về các dụng cụ sử dụng đo tốc độ: tốc kế, đồng hồ bấm giây, cổng quang điện, thiết bị “bắn tốc độ”
- Phiếu học tập
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: đồng hồ bấm giây, cổng quang điện, thiết bị bắn tốc độ (nếu có).
- File trình chiếu các video, hình ảnh liên quan đến bài học.