Bài tập trắc nghiệm GDCD 10
Câu 1. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là
A. Đạo đức B. Pháp luật
C. Tín ngưỡng D. Phong tục
Câu 2. Quan niệm nào dưới đây đúng khi nói về người có đạo đức?
A. Tự giác giúp đỡ người gặp nạn
B. Tự ý lấy đồ của người khác
C. Chen lấn khi xếp hàng
D. Thờ ơ với người bị nạn
Câu 3. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính
A. Tự nguyện B. Bắt buộc
C. Cưỡng chế D. Áp đặt
Câu 5. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của xã hội?
A. Góp phần làm cho xã hội phát triển bền vững
B. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
C. Làm cho xã hội hạnh phúc hơn
D. Làm cho đồng nghiệp thân thiện hơn với nhau
Câu 6. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân?
A. Góp phần hoàn thiện nhân cách con người
B. Giúp con người hoàn thành nhiệm vụ được giao
C. Góp phần vào cuộc sống tốt đẹp của con người
D. Giúp mọi người vượt qua khó khăn
Câu 7. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của gia đình?
A. Là cơ sở cho sự phát triển của mỗi người trong gia đình
B. Làm cho mọi người gần gũi nhau
C. Nền tảng đạo đức gia đình
D. Làm cho gia đình có kinh tế khá hơn
Câu 8. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực
A. Sống thiện
B. Sống tự lập
C. Sống tự do
D. Sống tự tin
Câu 9. Biểu hiện nào trong những câu dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Lá lành đùm lá rách
B. Ăn cháo đá bát
C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
D. Một miếng khi đói bằng gói khi no
Câu 10. Nội dung nào dưới đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Lá lành đùm lá rách
B. Học thày không tày học bạn
C. Có chí thì nên
D. Có công mài sắt, có ngày nên kim
Câu 13. Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào dưới đây?
A. Đạo đức, pháp luật
B. Đạo đức, tình cảm
C. Truyền thống, quy mô gia đình
D. Truyền thống, văn hóa
Câu 14. Nền tảng của hạnh phúc gia đình là
A. Đạo đức B. Pháp luật
C. Tín ngưỡng D. Tập quán
Câu 15. “Người có tài mà không có đức là vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói này Bác Hồ muốn nhấn mạnh đến vai trò của
A. Tài năng và đạo đức
B. Tài năng và sở thích
C. Tình cảm và đạo đức
D. Thói quen và trí tuệ
Câu 16. Câu “Tiên học lễ, hậu học văn” muốn nhấn mạnh đến vai trò của
A. Lễ nghĩa đạo đức
B. Phong tục tập quán
C. Tín ngưỡng
D. Tình cảm
Câu 30. Các chuẩn mực “Công, dung, ngôn, hạnh” ngày nay có nhiều điểm khác xưa, điều này thể hiện các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng luôn
A. Biến đổi cho phù hợp xã hội
B. Biến đổi theo trào lưu xã hội
C. Thường xuyên biến đổi
D. Biến đổi theo nhu cầu của mỗi người
Câu 34. Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và
A. Phát huy tinh hoa văn hóa của nhân loại
B. Phát huy tinh thần quốc tế
C. Giữ gìn được bản sắc riêng
D. Giữ gìn được phong cách riêng
Bài tập trắc nghiệm GDCD 10 Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (phần 1)
Câu 31: Nghĩa vụ là gì ?
A. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân này đối với cá nhân khác trong xã hội
B. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cộng đồng đối với yêu cầu lợi ích chung của xã hội
C. Nghĩa vụ là bổn phận của cá nhân đối với cộng đồng của xã hội
D. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng
Câu 32: Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái đó là:
A. Trong sáng thanh thản và sung sướng
B. Trong sang vô tư và thương cảm, ái ngại
C. Hứng khởi vui mừng và buồn phiền, bực tức
D.Trong sang thanh thản và dằn vặt, cắn rứt