ĐỂ LUYỆN TẬP 9 LÊN 10
ĐỀ 1:
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
[1] Mẹ tôi luôn dành một luồng su hào đẹp nhất để ăn Tết. Cái cụm từ “để dành ăn Tết”
thật là thân thương biết mấy. Bởi vì với mẹ, “để dành ăn Tết” tức là “để dành cho lũ con cháu
về ăn Tết”. Cái gì ngon nhất, kể từ củ su hào trở đi, mẹ cũng đều nhẫn nại để dành. Và cái
buổi sáng ba mươi đầy những tiếng nở ra của mầm cây ấy, tội với chị dâu sẽ mang rổ ra
vườn. Chúng tôi, sẽ nhổ những củ su hào căng bóng, xanh mướt khỏi mặt đất. Thêm vài củ cà
rốt, vặt một ít ớt chỉ thiên, bẻ thêm một vài quả chanh đã chín vàng trên cành... Chúng tôi sẽ
làm món dưa để ăn vào ngày hôm sau. Su hào, cà rốt xắt miếng như ngón tay út, và phơi
ngoài trời một ngày. Chiều tối sẽ ngâm với muối ớt dấm đường tỏi... Mùi thơm nức của dấm
tỏi sẽ bay ngập cả gian bếp ấm cúng.
[2] Sau này, tôi cũng vẫn nghĩ mọi cây cỏ đều biết vui và biết buồn. Khi bị bỏ quên chúng héo
rũ không phải vì thiếu nước mà vì buồn. Cắt những cây rau ở vườn mang ra cầu ao để rửa,
lúc nào cũng lẩm bẩm: Hôm nay mày tặng mày cho tao nhé rau. Và từ đấy, từ lúc cắt cái cây
rau mà bảo nó trao tặng mình ấy, đứa bé con là tôi, đã nghĩ: Trao tặng là một niềm hạnh
phúc. Trao tặng đúng nơi, đúng chỗ, đúng người, càng là niềm hạnh phúc. Như là mẹ đã trao
tặng tôi một tuổi thơ tuyệt diệu,... (Trích Tôi đã trở về trên núi cao, Đỗ Bích Thủy,NXB Hội
Nhà văn, 2018, trang 107)
Câu 1. (0.5 điểm) Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. (0.5 điểm) Gọi tên cụm từ loại được in đậm trong câu: “Và cái buổi sáng ba mươi đầy
những tiếng nở ra của mầm cây ấy, tôi với chị dâu sẽ mang rổ ra vườn”.
Câu 3. (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ có trong các câu văn: “Sau này, tôi
cũng vẫn nghĩ mọi cây cỏ đều biết vui và biết buồn. Khi bị bỏ quên chúng héo rũ không phải
vì thiếu nước mà vì buồn”.
Câu 4: Em có đồng tình với suy nghĩ “Trao tặng đúng nơi, đúng chỗ, đúng người, càng là
niềm hạnh phúc” của tác giả không? Vì sao?
II/ LÀM VĂN
Câu 1: Từ nội dung của đoạn đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ, trình bày suy
nghĩ của anh chị về ý kiến sau “Trao tặng là một niềm hạnh phúc”.
Câu 2: Phân tích cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh từ cuối hạ sang đầu thu qua 2 khổ thơ đầu
bài “Sang thu”.
GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 1
Câu 1. Các phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả, nghị luận. (Học sinh chỉ cần nêu đúng hai
trong các phương thức biểu đạt trên)
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần