1
ĐỀ 1.
PHẦN I ( 4 điểm ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Mỗi chúng ta hình như chỉ chú ý đến bản thân mình nhiều đến nỗi quên mất thế giới bên
ngoài bao la và phong phú vô vàn. Bạn sẽ không nhìn thấy trái đất đang vận chuyển từng
ngày, những người bên cạnh bạn đang thay đổi từng giờ, những vật xung quanh bạn đang
đang di chuyển từng phút giây… Ở đây không phải tôi muốn nói bạn vô tình mà bạn chỉ là
đang bỏ quên …Bạn “bỏ quên” một người bạn thân đang buồn phiền, bạn “bỏ quên” một cơn
gió đang âu yếm thổi qua tán lá, bạn “bỏ quên” ánh mặt trời đỏ chói chang lặn phía trời tây,
bạn “bỏ quên” niềm vui trong ánh mắt mẹ khi thấy bạn đi học về, bạn tiếp tục “bỏ quên” cây
bàng trước cửa đang lâm râm vài lá đỏ, bạn đang “bỏ quên” nhiều thứ…
(Theo Thụy Viên, nguồn internet)
1, Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5điểm)
2, Theo em, vì sao tác giả lại đặt từ “bỏ quên” trong dấu ngoặc kép ? (1điểm)
3, Cuộc sống xung quanh ta bao la và phong phú vô ngần. Nhưng hình như chúng ta đang “bỏ
quên” nhiều thứ… Từ những gợi mở của bài viết cùng trải nghiệm của bản thân, em hãy viết
một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy với nội dung “ Biết quan sát để yêu thương
nhiều hơn” (2,5điểm)
PHẦN II (6 điểm) Bàn về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho
rằng: “ Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long các nhân vật dù được miêu tả
nhiều hay ít, dù trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào cũng hiện lên với những nét cao quý đáng
khâm phục”
1, Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. (0,5điểm)
2, Trong tác phẩm có những nhân vật dù chỉ xuất hiện gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên
xong vẫn hiện lên với những nét cao quý đáng khâm phục. Đó là những nhân vật nào? Điểm
chung đáng khâm phục giữa họ là gì ? (1,5 điểm)
3, Cùng với những người lao động khác giữa núi rứng Sa Pa, nhân vật anh thanh niên giúp cho
bức tranh cuộc sống lao động nơi đây trở nên thật đẹp. Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng
12 câu, em hãy làm rõ tình yêu đối với công việc của anh thanh niên. Trong đoạn văn có sử
dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu cảm than. Gạch chân và chú thích rõ. (3,5 điểm)
4. Trong tác phẩm, Nguyễn Thành Long không đặt trên riêng cho nhân vật mà gọi theo nghề
nghiệp, lứa tuổi. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm không đặt tên
riêng mà lấy công việc để gọi tên nhân vật. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai? ( 0,5 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ MÔN VĂN 9
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần