NGÂN HÀNG CÂU HỎI KIỂM TRA ĐỊA LÝ 9 KÌ I
BÀI 1. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
- TRẮC NGHIỆM.
*Nhận biết
Câu 1. Việt Nam có
A. 52 dân tộc B.53 dân tộc
C. 54 dân tộc D.55 dân tộc
Câu 2. Dân tộc kinh chiếm khoảng bao nhiêu % dân số
A.85% B.86%
C.87% D.88%
Câu 3. Các dân tộc ít người chủ yếu sống tập trung ở
A. đồng bằng B. miền núi
C. trung du D. duyên hải
Câu 4 Trung du niền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc:
A. Tày, Nùng , Dao, Thái, Mông. B.Tây, Nùng , Ê - Đê , Ba –Na.
C. Tày, Mừng,Gia-rai , Mơ nông. D. Dao, Nùng , Chăm , Hoa.
Câu 5. Duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc:
A. Chăm , Khơ-me B. Vân Kiều ,Thái
C. Ê –đê , Mường D. Ba-Na ,Cơ –ho
Câu 6. Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu?
A . Đồng bằng , trung du, duyên hải B. Miền núi
C. Hải đảo. D . Nước ngoài
Câu 7. Năm 1999,các dân tộc ít người chiếm khoảng bao nhiêu% dân số cả nước?
A.13,6% B.13,7% C.13,8% D.13,9%
Câu 8. Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc nào chiếm tỉ lệ dân số lớn nhất?
A. Dân tộc Thái.
B. Dân tộc Việt ( Kinh)
C. Dân tộc Mường.
D. Dân tộc Chăm.
* Thông hiểu.
Câu 9. Dân tộc Tày, Nùng phân bố chủ yếu ở:
A. Khu vực tả ngạn sông Hồng.
B. Từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.
C. Trên các vùng núi cao thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 10. Nước ta có nhiều dân tộc cùng chung sống nên
A. dân số nước ta đông và tăng nhanh.
B. nền văn hóa Việt Nam phong phú, giàu bản sắc.
C. cơ cấu dân số trẻ.
D. Việt Nam có mật độ dân số cao.
Câu 11. Tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao nước ta đã được hạn chế do
A. tỉ suất sinh ngày càng giảm.
B. cơ cấu dân số có xu hướng già hóa.
C. tác động của công cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo.
D. tài nguyên thiên nhiên ở một số vùng đồi núi bị cạn kiệt.
Câu 12. Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm:
A. Tày, Thái, Mường, Khơ-me B. Ê-đê, Ba -na, Gia- rai, Bru Vân Kiều.
C. Chăm, Hoa, Nùng, Mông D. Dao, Cơ-ho, Sán Dìu, Hrê.
Câu 13. Có số lượng đông nhất ở nước ta là các dân tộc thuộc ngữ hệ:
A. Hán Tạng B. Nam Á. C. Nam Đảo D. Tày Thái.
Câu 14. Dân tộc nào sau đây có số lượng đông xếp thứ hai sau dân tộc Kinh?
A. Mường B. Khơ-me C. Tày D. Thái.
* Vận dụng.
Câu 15. Dân tộc nào sau đây chủ yếu sống ở vùng cao?
A. Dao, Mông B. Tày, Nùng C. Thái, Mường D. Gia-rai, Êđê
Câu 16. Nhiều kinh nghiệm trong việc thâm canh lúa nước là đặc điểm nổi bật của dân tộc nào?
A. Dao B. Hoa. C. Mông D. Việt.
Câu 17. Ý nào sau đây là không đúng?
Chính sách phân bố lại dân cư và lao động của Đảng và Nhà nước đã làm cho
A. địa bàn phân bố của các dân tộc ở nước ta có nhiều thay đổi.
B. sự khác biệt về bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc giảm dần.
C. sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc giảm dần.
D. tiềm năng của từng vùng được khai thác hiệu quả hơn.
Câu 18. Cồng chiêng là nét văn hóa độc đáo của các dân tộc ở:
A.Đông Bắc B. Tây Bắc C. Bắc Trung Bộ D. Tây Nguyên.
* Vận dụng cao.
Câu 19. Giải pháp hữu hiệu nhất để giảm dần chênh lệch trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc là
A. phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
B. đẩy mạnh giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng.
C. thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
D. tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Câu 20. Điều gì sau đây có ý nghĩa quan trọng nhất về mặt kinh tế - xã hội ở vùng núi và trung du?
A. Địa bàn phân bố các dân tộc có nhiều thay đổi.
B.Chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi và trung du của Đảng và Nhà nước.
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần