TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 3
Câu 1 : Di truyền học hiện đại đã chứng minh ADN tái bản theo nguyên tắc:
A. Bảo toàn; B. Bán bảo toàn C. Nửa gián đoạn D. Cả B và C
Câu 2: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc của:
1. ADN dạng xoắn kép
2. ADN dạng xoắn đơn
3. Cấu trúc ARN vận chuyển
4. Trong cấu trúc của prôtêin.
Câu trả lời đúng
A. 1, 2 B. 2, 3 C. 1, 4 D. 1, 3
Câu 3: Ở cấp độ phân tử, cơ chế nào giải thích hiện tượng con có những tính trạng giống bố mẹ?
A. Quá trình nhân đôi ADN
B. Sự tổng hợp prôtêin dựa trên thông tin di truyền của ADN
C.Quá trình tổng hợp ARN
D. Cả A, B, C
Câu 4 : Câu có nội dung đúng sau đây là:
A.Gen tổng hợp ARN theo nguyên tắc “giữ lại một nửa”
B. Chiều dài của mARN bằng chiều dài của một mạch ADN
C. Số lượng đơn phân của phân tử mARN bằng phân nửa số đơn phân của phân tử ADN
D. Cả 3 câu A, B, C đều sai
Câu 5 : Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
B. trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T , G với X và ngược lại.
C. trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ phân tử ADN mẹ.
D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
Câu 11: Tái bản ADN ở sinh vật nhân chuẩn có sự phân biệt với tái bản ADN ở Ecoli là:
1. Chiều tái bản 2. Hệ enzim tái bản
3. Nguyên liệu tái bản 4. Số lượng đơn vị tái bản 5. Nguyên tắc tái bản.
Câu trả lời đúng là:
A. 1, 2 B. 2,3 C. 2, 4 D. 3, 5
Câu 12 Theo bạn đâu là điểm khác nhau cơ bản nhất giữa tổng hợp ADN và tổng hợp mARN:
1. Loại enzim xúc tác
2. Kết quả tổng hợp;
3. Nguyên tắc tổng hợp
4. Chiều tổng hợp
Câu trả lời đúng là:
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4
Câu 14 : Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, xét các phát biểu sau đây:
1- Enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
2- Enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
3- Có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
4- Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).
5- Diễn ra ở pha S của chu kì tế bào.
Có bao nhiêu phát biểu đúng
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 16 : Điểm giống nhau giữa tự nhân đôi ADN và tổng hợp ARN là:
A. Đều dựa vào khuôn mẫu trên phân tử ADN B. Đều xảy ra trên suốt chiều dài của ADN mẫu
C. Đều có 2 mạch của ADN làm mạch gốc D. Chỉ sử dụng một mạch của ADN làm mạch gốc
Câu 17: Những điểm khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN là:
I. Số lượng mạch, số lượng đơn phân.
II. Cấu trúc của 1 đơn phân khác nhau ở đường; trong ADN có T không có U còn trong ARN thì ngược lại.
III. Về liên kết giữa H3PO4 với đường C5.
IV. Về liên kết hidro và nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazơ nitric.
A. I, II, III, IV. B. I, II, IV. C. I, III, IV. D.II, III, IV.
Câu 18 : Nguyên tắc bổ sung có vai trò quan trọng đối với các cơ chế di truyền nào ?
1. Nhân đôi ADN. 2. Hình thành mạch pôlinuclêôtit.
3. Phiên mã. 4. Mở xoắn.
5. Dịch mã. 6. Đóng xoắn.
A. 1,2,4. B. 1,3,6. C. 1,2,5. D. 1,3,5
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần