CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC
1. Sự nhiễm điện do cọ xát
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
- Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa
điện sang các vật khác.
Ví dụ 1:Với phát biểu: “Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác”, một học sinh cho rằng,
nam châm hút được sắt thì nam châm cũng là vật bị nhiễm điện. Theo em hiểu như thế có
đúng không? Tại sao?
Hướng dẫn:Hiểu như thế là không đúng. Nam châm hút được sắt là một đặc tính hoàn toàn
khác với sự nhiễm điện, đặc tính đó chính là từ trường của nam châm.
Ví dụ 2:Vào những ngày thời tiết hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, thấy nhiều sợi tóc bị
lược kéo thẳng ra. Hãy giải thích tại sao?
Hướng dẫn:Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược cọ sát nhiều lần vào tóc (khô) làm cho cả lược
nhựa và tóc đều bị nhiễm điện, khi bị nhiễm điện chúng hút lẫn nhau nên nhiều sợi tóc bị lược
nhựa kéo thẳng ra.
2. Hai loại điện tích.
- Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì
đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlêctrôn mang điện tích âm
chuyển động quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
- Tổng các điện tích âm của các êlêctrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt
nhân, do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện.
- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlêctrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlêctrôn.
Ví dụ 1:Lấy một vật đã nhiễm điện âm đưa lại gần một quả cầu treo trên một sợi tơ mảnh.
Hãy cho biết trong các trường hợp sau, quả cầu có bị nhiễm điện không? Nếu có thì nhiễm
điện loại gì?
a) Quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện.
b) Quả cầu bị đẩy ra xa vật nhiễm điện.
HD: a) Khi quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện, có hai trường hợp đều có thể xảy ra: Hoặc
là quả cầu không bị nhiễm điện , hoặc là quả cầu đã nhiễm điện dương.
b) Khi quả cầu bị đẩy ra xa vật nhiễm điện, chắc chắn quả cầu bị nhiễm điện âm, vì lúc đó
hai vật nhiễm điện cùng dấu đã đẩy nhau.
Ví dụ 2:Một ống nhôm nhẹ được treo bằng một sợi chỉ tơ, trong tay em chỉ có một thanh
êbônit đã nhiễm điện âm và một đũa thủy tinh đã nhiễm điện dương. Trình bày một phương
án để xác định xem ống nhôm đã nhiễm điện hay chưa và nhiễm điện gì?
HD: Phương án thực hiện:
Đưa lần lượt thanh êbônit và đũa thủy tinh lại gần ống nhôm.
- Nếu trong cả hai trường hợp ống nhôm đều bị hút thì ống nhôm chưa bị nhiễm điện.
- Nếu một trong hai trường hợp trên, ống nhôm bị đẩy thì ống nhôm đã nhiễm điện cùng
dấu với điện tích của vật đã đẩy nó. Chẳng hạn, ống nhôm bị đũa thủy tinh đẩy thì ống nhôm
đã nhiễm điện dương.
3. Dòng điện - Nguồn điện.
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các
thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.
4. Chất dẫn điện - Chất cách điện .
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng
điện đi qua.
- Dòng điện trong kim loại là dòng các êlêctrôn dịch chuyển có hướng.
Ví dụ 1:Một học sinh nối hai cực của một viên pin với một bóng đèn nhỏ thấy đèn không
sáng. Theo em những nguyên nhân nào có thể dẫn đến những hiện tượng trên.
Hướng dẫn:
Một số nguyên nhân có thể xảy ra:
- Dây tóc bóng đèn có thể bị đứt.
- Dây nối pin với bóng đèn có thể bị đứt ngầm bên trong.
- Các đầu dây nối với hai cực của pin, với hai chốt nối của đèn vặn chưa chặt.
- Pin đã quá cũ, không còn khả năng tạo ra dòng điện.
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần