ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN
PHẦN ĐỌC HIỂU
ĐỀ 1
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
.... "Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn.
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con"...
(Theo Ngữ văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)
Câu 1 (0.5đ): Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (0.5đ): Giải thích nghĩa của cụm từ “Người đồng mình”.
Câu 3 (1.0đ): Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên?
Câu 4 (1.0đ): Qua đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào?
ĐỀ 2
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
GIÁ TRỊ CON NGƯỜI
Pa-xcan
Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng.
Cần gì cả vũ trụ đồng hành nhau mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết
người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì hiểu biết rằng mình chết
chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn mình nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.
Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng.
Ta cậy cao dựa vào tư tưởng, chứ đừng dựa vào không gian, thời gian là hai thứ chúng ta không bao giờ làm
đầy hay đọ kịp. Ta hãy rèn tập để biết tư tưởng cho hay, cho đúng, đó là nền tảng của nhân luân.
Tôi không căn cứ vào không gian để thấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy định của tư tưởng một
cách hoàn toàn, dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là “giàu hơn”, vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ
nuốt tôi như một đứa con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ.
(Theo Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.114)
Câu 1 (0.5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2 (0.5đ): Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì?
Câu 3 (1.0đ): Hãy chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Người ta chẳng qua là một
cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng”?
Câu 4 (1.0đ): Qua hình ảnh “cây sậy có tư tưởng”, em rút ra bài học gì về cách nhìn nhận về con người?
ĐỀ 3
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo đã bảo những học sinh của mình vẽ một bức tranh về điều mà các em thích
nhất. Cô thầm nghĩ : “Chắc rồi các em cũng vẽ những gói quà, những ly kem, những món đồ chơi, quyển truyện
tranh, …” Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước bức tranh lạ của em học sinh có tên Douglas, bức tranh vẽ
một bàn tay. Nhưng bàn tay đó là của ai? Cả lớp đều bị cuốn hút với hình ảnh trừu tượng đó. Một em đoán:
– Em nghĩ đó chắc là bàn tay của bác nông dân.
Một em khác cự lại:
- Bàn tay thon thả thế này là bàn tay của một bác sĩ giải phẫu
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần