UBND HUYỆN CẨM GIÀNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 9 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 120 phút |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
Câu 2 (0,5 điểm): Em hiểu như thế nào về cụm từ “người đồng mình” trong đoạn thơ?
Câu 3 (1,0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong 2 câu thơ:
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Câu 4 (1,0 điểm): Vẻ đẹp của “người đồng mình” qua đoạn thơ?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
Trong bức thư gửi thầy Hiệu trưởng nơi con trai mình theo học, Tổng thống Abraha Lincoln viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kị”. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ lí giải vì sao phải tránh xa sự đố kị.
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:
“...Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:
- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
- Là con thầy mấy lị con u.
- Thế nhà con ở đâu?
- Nhà ta ở làng chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
- Có.
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.
Anh em đồng chí biết cho bố con ông.
Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.
Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vợi đi được đôi phần...”
(Trích “ Làng”- Kim Lân)
-------------------------------Hết--------------------------
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
| HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN 9
|
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I. Đọc -hiểu
| ĐỌC HIỂU | 3.0 | |
1. | a. Yêu cầu trả lời: - Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Nói với con”. - Tác giả: nhà thơ Y Phương. b. Hướng dẫn chấm: * Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời đúng câu hỏi. *Mức chưa tối đa (0,25điểm): Trả lời được 1/2 yêu cầu.
|
0,25 0,25 | |
2. | a. Yêu cầu trả lời: - Cụm từ “Người đồng mình” trong đoạn thơ được hiểu là người miền mình, người vùng mình, là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc. b. Hướng dẫn chấm: * Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời đúng câu hỏi. *Mức chưa tối đa (0,25điểm): Trả lời đúng ý nhưng diễn đạt chưa lưu loát. * Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời. |
0,5
| |
3. | a. Yêu cầu trả lời: - Học sinh đưa ra được một trong số những biện pháp tu từ: + Điệp ngữ: cho + Nhân hóa: Rừng cho, con đường cho... + Ẩn dụ: cho hoa, cho những tấm lòng (Chỉ ra được phép tu từ đúng được 0,25 điểm; chỉ ra được những từ ngữ thực hiện được 0,25 điểm) - Tác dụng: + Thiên nhiên trở nên sống động, có hồn, gần gũi, gắn bó với con người. + Làm nổi bật hình ảnh của của quê hương tươi đẹp, nghĩa tình.... Rừng núi quê hương hoang sơ, thơ mộng... Quê hương còn nghèo nhưng vô cùng hào phóng... + Rừng núi tươi đẹp, quê hương nghĩa tình đã nuôi dưỡng tâm hồn, lối sống mỗi con người. b. Hướng dẫn chấm: * Mức tối đa (1,0 điểm): Trả lời đúng câu hỏi. Khuyến khích cho những bài biết viết viết thành đoạn văn, diễn đạt lưu loát *Mức chưa tối đa (0,25-> 0,75 điểm): Chỉ trả lời được một số yêu cầu của đề. * Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời. |
0,5
0,5
|