| ĐỀ THI THỬ LỚP 10 THPT Năm học 2020-2021 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm 01 trang) |
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU(3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
(Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
Câu 1. (1,0 điểm) Em cho biết đoạn thơ trên thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (0,5 điểm)Nêu nội dung khái quát của đoạn thơ.
Câu 3. (1.0 điểm)
a. Giải thích ý nghĩa của từ «mặc kệ» trong đoạn thơ.
b. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong lời thơ:
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Câu 4. (1,0 điểm) Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính được thể hiện qua đoạn thơ.
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)Ước mơ là hạt mầm của hạnh phúc. Em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn trích sau:
… “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!".
[…]
Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ
từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng...
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.
Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khoả đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.
Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom…
Quen rồi.Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết.Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng”…
(Trích Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê - Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)
------------Hết ----------
II. HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
1 (0,5 đ) | - Đồng chí – Chính Hữu
| 0,5 0,5 |
2 (0,5 đ) | Nội dung khái quát: Người lính thấu hiểu tâm tư, nỗi niềm sâu kín của nhau. | 0,5 0,5 |
3a (0,5 đ) | -Từ mặc kệ: thái độ dứt khoát mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm ra đi vì nghĩa lớn của những người lính. | 0,5 |
3b (0,5 đ) | - Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ trong lời thơ: + Phép hoán dụ: “Giếng nước gốc đa”: chỉ những người ở quê hương + Phép nhân hóa: Giếng nước gốc đa “nhớ”... - Tác dụng: + Bộc lộ nỗi nhớ hai chiều: quê hương nhớ nhung người ra trận hay người ra trận luôn hướng nỗi nhớ về quê hương. + Những người lính luôn hiểu tâm tư, nỗi niềm sâu kín của nhau. | 0,5
|
4 (1,0 đ) | - Viết đoạn văn ngắn 5 – 7 câu, có một số ý sau: - Đoạn thơ là biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí. Những người lính thấu hiểu tâm tư nỗi niềm của nhau một cách sâu sắc. Họ thấu hiểu ý chí, khát vọng lên đường của nhau, thấu hiểu gia cảnh, tình cảm của người đồng đội... - Vẻ đẹp của những người lính trong đoạn thơ: có lí tưởng cao đẹp (lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc), gắn bó sâu nặng với quê hương, có tình đồng chí thắm thiết... -> Tình cảm của nhà thơ: tự hào, ca ngợi... |
0,25
0,5
0,25 |
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)