Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập ứng dụng, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Lời giải Bài 20: Tỉ khối của chất khí đầy đủ nhất Hóa Lớp 8, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.
1. Bài 20: Tỉ khối của chất khí
1.1. Bài tập ứng dụng:
Bài 1(trang 69 SGK Hóa 8):
Có những khí sau: N2 , O2 ,Cl2 , CO , SO2. Hãy cho biết:
a) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn khí hiđro bao nhiêu lần?
b) Những khí nào nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
Hướng dẫn giải chi tiết:
a) Nhận xét: Trong số các khí thì khí hiđro là nhẹ nhất MH2 = 2g/mol vì vậy tất cả các khí đều nặng hơn khí hiđro. Ta có:
dN2/H2 = 28 : 2 = 14 lần.
dO2/H2 = 32 : 2 = 16 lần.
dCl2/H2 = 71 : 2 = 35,5 lần.
dCO/H2 = 28 : 2 = 14 lần.
dSO2/H2 = 64 : 2 = 32 lần.
b) dN2/kk = 28/29 ≈ 0,966 (Nitơ nhẹ hơn không khí và bằng 0,965 lần không khí)
dO2/kk = 32/29 ≈ 1,10 (Oxi nặng hơn không khí 1,103 lần)
dCl2/kk = 71/29 ≈ 2,448 (clo nặng hơn không khí 2,448 lần)
dCO/kk = 28/29 ≈ 0,966 (CO nhẹ hơn không khí và bằng 0,965 lần không khí)
dSO2/kk = 64/29 ≈ 2, 207 (SO2 nặng hơn không khí 2,207 lần)
Bài 2(trang 69 SGK Hóa 8):
Hãy tìm khối lượng mol của những khí:
a) Có tỉ khối đối với oxi là: 1,375 ; 0,0625.
b) Có tỉ khối đối với không khí là: 2,207; 1,172.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Khối lượng mol của những khí cho:
a) dX/O2 = Mx/32 = 1,375 ⇒ MX = 1,375 x 32 = 44 g/mol;
dY/O2 = My/32 = 0,0625 ⇒ MY = 0,0625 x 32 = 2 g/mol.
b) dX/kk = Mx/29 = 2,207 ⇒ MX = 29 x 2,207 = 64 g/mol;
dY/kk = My/29 = 1,172 ⇒ MY = 29 x 1,172 = 34 g/mol.
Bài 3(trang 69 SGK Hóa 8):
Có thể thu những khí nào vào bình (từ những thí nghiệm trong phòng thí nghiệm) khí hiđro, khí clo, khí cacbon đioxit, khí metan bằng cách:
a) Đặt đứng bình.
b) Đặt ngược bình.
Giải thích việc làm này?
Hướng dẫn giải chi tiết:
Ta có:
a) Đặt ngửa bình thu được những khí có tỉ khối đối với không khí lớn hơn 1
- Khí clo nặng hơn không khí 2,45 lần
- Khí cacbon đioxit nặng hơn không khí 1,52 lần
b) Đặt úp bình thu được những khí còn lại có tỉ khối đối với không khí nhỏ hơn 1:
- Khí hiđro nhẹ hơn không khí và bằng 0,07 lần không khí
- Khí metan CH4 nhẹ hơn không khí và bằng 0,55 lần không khí.
1.2. Lý thuyết trọng tâm:
1. Tỉ khối của chất khí
a) Chất khí A với chất khí B
Dùng để so sánh khi A nhẹ hơn hay nặng hơn khí B bao nhiêu lần
Kí hiệu dA/B
Cách tính dA/B =
Khi dA/B > 1 ⇒ khí A nặng hơn khí B
dA/B = 1 ⇒ khí A bằng khí B
dA/B < 1 ⇒ khí A nhẹ hơn khí B
b) Chất khí A với không khí
Tương tự như phần a. không khí đóng vai trò như chất khí B với Mkk = 29(g/mol)
Kí hiệu dA/kk
2. Thí dụ
So sánh khí oxi với không khí
⇒ Oxi nặng hơn không khí 32/29 lần
1.3. Bộ câu hỏi trắc nghiệm (Có đáp án):
Câu 1: Khí nào nặng nhất trong các khí sau
A. CH4
B. CO2
C. N2
D. H2
Câu 2: Khí A có dA/kk > 1 là khí nào
A. H2
B. N2
C. O2
D. NH3
Câu 3: Có thể thu khí N2 bằng cách nào
A. Đặt đứng bình
B. Đặt úp bình
C. Đặt ngang bình
D. Cách nào cũng được
Câu 4: Cho X có dX/kk = 1,52. Biết chất khí ấy có 2 nguyên tố Nitơ
A. CO
B. NO
C. N2O
D. N2
Câu 5: Muốn biết khí A nặng/nhẹ hơn khí B có mấy cách?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6: Trong các khí sau, số khí nhẹ hơn không khí là: CO2, H2O, N2, H2, SO2
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 7: Trong các khí sau, số khí nặng hơn không khí là: CO2, H2O, N2, H2, SO2, N2O
A. 1
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 8: Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao lần
A. Nặng hơn không khí 2,2 lần
B. Nhẹ hơn không khí 3 lần
C. Nặng hơn không khí 2,4 lần
D. Nhẹ hơn không khí 2 lần
Câu 9: Khí N2 nặng hay nhẹ hơn khí O2
A. N2 nặng hơn O2 1,75 lần
B. O2 nặng hơn N2 1,75 lần
C. N2 = O2
D. Không đủ điều kiện để kết luận
Câu 10: Cho CO2, H2O, N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3. Khí có thể thu được khi để đứng bình là
A. CO2, CH4, NH3
B. CO2, H2O, CH4, NH3
C. CO2, SO2,N2O
D. N2, H2, SO2,N2O, CH4, NH3
Đáp án:
1.B 2.C 3.B 4.C 5.B
6.D 7.C 8.A 9.B 10.C
Hướng dẫn giải:
Câu 1: dCO2/kk = 1,5 (1), dCH4/kk = 0,55; dN2/kk = 0,96; dH2/kk = 0,07
Ta thấy dCO2/kk lớn nhất nên khí CO2 nặng nhất
Câu 2: vì dO2 = 32/29 > 1
Câu 3: Do dN2/kk= 28/29 < 1 → N2 nhẹ hơn không khí
Câu 4: Có 2 nguyên tố Nito nên đáp án có thể là c hoặc d.
Tính dN2O/kk = 1,52
Câu 5: Có 2 cách:
+ so sánh M
+ so sánh dA/kk vs dB/kk
Câu 6: Tỉ khối của khí nito và hidro so với không khí bé hơn 1 nên là khí nhẹ hơn không khí
Câu 7: Chỉ có tỉ khối của khí nito và hidro so với không khí bé hơn 1 nên là các khí còn lại là nặng hơn không khí
Câu 8: dSO2/kk = 64/29 = 2,2 > 1 nên SO2 nặng hơn không khí 2,2 lần
Câu 9: dO2/N2 = 32/28 = 1,75 > 1 nên khí oxi nặng hơn khí nito 1,75 lần
Câu 10: Vì tỉ khối của 3 khí CO2, SO2,N2O so với không khí lớn hơn 1 nên có thể thu đứng bình
2. File tải miễn phí Lời giải Hóa 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí:
Hướng dẫn soạn Bài 20: Tỉ khối của chất khí Hóa 8 File DOC
Hướng dẫn soạn Bài 20: Tỉ khối của chất khí Hóa 8 File PDF
Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.
►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn hóa như đề kiểm tra, hướng dẫn giải sách giáo khoa, vở bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.
Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần