Tiết 1: ÔN TẬP
VẬN TỐC- CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU –
CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về chuyển động đều , chuyển động không đều.
2. Kĩ năng: Vận dụng tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều
3. Thái độ: nghiêm túc, say mê học tập
4. Định hướng phát triển năng lực : Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp, năng lực tự học
II.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HƯỚNG DẪN CỦA GV | KIẾN THỨC |
1. Vận tốc: GV : Nêu một số câu hỏi giúp học sinh ôn lại kiến thức : - Vận tốc là gi ?
- Viết công thức tính vận tốc và giải thích các kí hiệu trong công thức ?
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là gì ? GV : Hướng dẫn cách đổi đơn vị vận tốc từ Km / h sang m / s và ngược lại .
2. Chuyển động đều- chuyển động không đều:
GV nêu một số câu hỏi: - Chuyển động đều là gì ? lấy ví dụ về chuyển động đều ?
- Chuyển động không đều là gì lấy ví dụ ? - Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều ?
GV gọi HS lên bảng làm bài tập 1: Một vận động viên đua xe đạp vô địch thế giới đã thực hiện cuộc đua vượt đèo với kết quả như sau (hình 3.2): Quãng đường từ A đến B: 45km trong 2 giờ 15 phút. Quãng đường từ B đến C: 30km trong 24 phút. Quãng đường từ C đến D: 10km trong 1/4 giờ. a) Vận tốc trung bình trên mỗi quãng đường. b) Vận tốc trung bình trên cả quãng đường đua. GV kiểm tra một số HS dưới lớp . Tổ chức cho lớp nêu nhận xét.
Mời 1 học sinh lên bảng giải bài tập 2: Chuyển động của phân tử hidro ở 0oC có vận tốc 1692m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn?
GV :Yêu cầu học sinh tóm tắt đề bài 3: Hai người đi xe đạp. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút. Người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5h. a) Người nào đi nhanh hơn? b) Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút, hai người cách nhau bao nhiêu km? Gợi ý: - Đơn vị của các đại lượng đã cho trong bài đã phù hợp chưa ? cần đổi đơn vị nào ? GV : Gọi HS lên bảng trình bày bài làm. Sau đó tổ chức cho lớp nêu nhận xét , gv chỉnh sửa ( nếu cần ).
GV ghi đề bài tập nâng cao lên bảng , yêu cầu HS chép vào vở và làm vào nháp.
GV có thể gợi ý cho HS các bước giải ,
Gọi 2 HS lên bảng trình bày bài làm, HS dưới lớp nhận xét
GV chỉnh sử những sai sót mà HS thường gặp phải .
Bài 3: Một người đi xe đạp đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 12 km/h, nửa còn lại đi với vận tốc v2 nào đó. Biết rằng vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 8km/h. Hãy tính vận tốc v2. | I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ. 1. Vận tốc + Vận tốc là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm cẩ chuyển ddoongjvaf được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. + Công thức : v = S / t (1) Trong đó : v là vận tốc S là quãng đường đi được t là thời gian đi hết quãng đường đó. Từ (1) suy ra : S = v.t (2) t = S /v (3) + Đơn vị hợp pháp của vận tốc là Km/h và m/s. 1Km/h = 0,28 m/s 1 m/s = 3,6 Km/h 2. Chuyển động đều- chuyển động không đều: + Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. + Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. + Vận tốc trung bình của chuyển động không đều : Vtb = S/ t.
II. BÀI TẬP : Bài 1 . Vận tốc trung bình trên quãng đường AB là : Vận tốc trung bình trên quãng đường BC là :
Vận tốc trung bình trên quãng đường CD là : Vận tốc trung bình trên toàn bộ đường đua là :
Bài 2: V1 = 1629 m/s V2 = 28800 Km/h Đổi 28800 Km/h = 8000m/s Vì v2 >v1 nên chuyển động của vệ tinh nhân tạo của trái đất nhanh hơn chuyển động của phân tử Hidrro.
Bài 3. S1 = 300 m = 0,3 Km T1 = 60s = 1/ 60 h S2 = 7,5 Km T2 = 0,5 h
a ) so sánh v1 và v2 ? b) t = 20 phút S = ? Bài giải : a) Vận tốc của người thứ nhất là : V1 = S1 / t1 = 0,3. 60 = 18 (km/h ) Vận tốc của người thứ hai là : V2 = S2 / t2 = 7,5 / 0,5 = 15 ( m/s) Vì v1> v2 nên người thứ nhất đi nhanh hơn. b) Sau thời gian 20 phút thì khoảng cách giũa hai người là : S = t (v1 – v2 ) = 1/3.( 18 – 15 ) = 1 (km ) III. BÀI TẬP NÂNG CAO. Bài 1 : Một người đi xe máy từ A đến B cách nhau 2400 m. Nửa quãng đường đầu xe đi với vận tốc v1, nửa quãng đường sau xe đi với vận tốc Gợi ý : + Viết công thức tính thời gian đi hết nửa quãng đường đầu : t1 (1) + Viết công thức tính thời gian đi hết quãng đường sau : t2 (2) + Theo đề bài : t1 + t2 = 10 phút (3) + Thay (1) , (2) vào (3) → v1 , v2 . Bài 2 : Một vật chuyển động trên đoạn đường AB dài 180m . Trong nửa đoạn đường đầu tiên nó đi với vận tốc v1 = 3m/s, trong nửa đoạn đường sau nó đi với vận tốc v2 = 4 m/s. Tính thời gian vật chuyển động hết quãng đường AB . Gợi ý : + Tính thời gian đi nửa đoạn đường đầu. + Tính thời gian đi nửa đoạn đường sau. + Tính thời gian tổng cộng. Bài 3. Gọi S là chiều dài nửa quãng đường. Thời gian đi nửa quãng đường đầu :
Thời gian đi nửa quãng đường sau :
Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là : Kết hợp (1) ,(2) và (3) ta có : ĐS: 6 km/h.
|
Tiêt 2: ÔN TẬP
LỰC CÂN BẰNG – QUÁN TÍNH- LỰC MA SÁT
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về hai lực cân bằng , quán tính.
2. Kĩ năng: Vận dụng biểu biễn hai lực cân bawngftacs dụng lên một vật, giải thích hiện tượng quán tính.
3. Thái độ: nghiêm túc, say mê học tập
4. Định hướng phát triển năng lực : Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp, năng lực tự học
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HƯỚNG DẪN CỦA GV | KIẾN THỨC |