MÔN: TOÁN
TIẾT 48 BÀI 16: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Củng cố nhận dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật (qua các hoạt động đếm hình, xếp, ghép hình, trò chơi,…).
- Củng cố về vị trí, định hướng trong không gian.
- Phát triển trí tưởng tượng định hướng trong không gian qua phân tích, tổng hợp hình, xếp, ghép hình để nhận biết các khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu bài tập.
+ Học sinh: Các hình khối trong bộ đồ dùng học toán 1; Bút, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động mở đầu: +Trò chơi “Ô cửa bí mật” - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. - Cho HS chọn ô cửa muốn mở. Ô cửa 1: Bảng con ở bên trái hay bên phải của em? Ô cửa 2: Ở giữa là con diều màu gì? Ôcửa 3: Mặt trước khối lập phương có mấy bông hoa? Ô cửa 4: Ở trên là con gì? - Nhận xét, tuyên dương. -GV dẫn giới thiệu vào bài: Để giúp các em củng cố nhận dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật và vị trí, định hướng trong không gian cô trò chúng mình cùng đi vào bài 16: Luyện tập chung. 2. Hoạt động Luyện tập thực hành: *Bài 1: - GV nêu yêu cầu bài tập: Những hình nào là khối lập phương, những hình nào là khối hộp chữ nhật? - HS quan sát hình nhận biết hình nào là khối lập phương, hình nào là khối hộp chữ nhật. - GV hỏi: Hình nào là khối lập phương? Hình nào là khối hộp chữ nhật? - Yêu cầu học sinh viết vào bảng con. - GV cùng HS nhận xét. - GV chốt và hỏi: + Vì sao hình A, C, E là khối lập phương? + Vì sao hình B, C là khối hộp chữ nhật? *Bài 2: - GV nêu yêu cầu bài tập - Cho HS quan sát mặt trước, mặt bên phải, mặt trên của xúc xắc. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trong 3 phút để trả lời các câu hỏi: a) Mặt trước xúc xắc có mấy chấm? b) Mặt bên phải xúc xắc có mấy chấm? c) Mặt trên xúc xắc có mấy chấm? - Sau 3 phút giáo viên gọi 3 cặp lần lượt trả lời 3 câu hỏi trên. (1 bạn hỏi – 1 bạn trả lời). - GV cùng HS nhận xét *Bài 3: Câu nào đúng? - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn HS quan sát hình và đếm xem mỗi hình có mấy khối lập phương, rồi chọn câu đúng. - Cho HS làm bài vào phiếu. - GV cùng HS nhận xét *Bài 4: - GV yêu cầu bài tập: Từ 8 khối lập phương nhỏ như nhau, em hãy xếp thành một khối lập phương lớn. - HS quan sát hình vẽ đếm xem có tất cả mấy khối lập phương trong hình vẽ. - GV yêu cầu HS thực hành xếp theo nhóm đôi trong thời gian 3 phút. - Một số nhóm trình bày trình bày cách xếp.
- Nhận xét các nhóm, khen ngợi. 4. Hoạt động Vận dụng – trải nghiệm: - Vừa rồi cô cùng các em vừa học bài 16: Luyện tập chung đã củng cố lại kiến thức về khối lập phương, khối hộp chữ nhật và vị trí định hướng trong không gian. Vậy các em hãy liên hệ thực tế tìm cho cô những đồ vật có dạng khối lập phương, những đồ vật có dạng khối hộp chữ nhật?
ơ - Nhận xét tiết học. - Về nhà tập tìm thêm các khối hộp chữ nhật, khối lập phương. |
-HS lắng nghe. - HS xung phong tham gia trò chơi. - Bên phải. - Màu xanh. - 4 bông hoa.
- con mèo. -Tham gia nhận xét.
- HS nhắc đề: Luyện tập chung.
- Lắng nghe.
- HS quan sát.
- Hs viết vào bảng con: A, C, E - HS viết vào bảng con: B, G.
- HS tham gia nhận xét.
- HS trả lời: vì có các mặt là hình vuông. - HS trả lời: Vì các mặt là hình chữ nhật.
- HS lắng nghe. - HS quan sát.
- HS thảo luận cặp đôi 3 phút:
a) Mặt trước xúc xắc có 5 chấm. b) Mặt bên phải xúc xắc có 6 chấm. c) Mặt trên xúc xắc có 3 chấm.
- Tham gia nhận xét.
- HS nêu. - HS quan sát và đếm.
- HS làm bài vào phiếu. - Tham gia nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đếm rồi trình bày kết quả: 8 khối lập phương. - HS thực hiện xếp theo nhóm đôi.
- HS trình bày cách xếp: em xếp 4 khối lập phương nhỏ ở dưới rồi xếp 4 khối lập phương nhỏ còn lại ở trên sẽ đc 1 khối lập phương lớn. - Nhận xét
- HS lắng nghe.
- Hs trả lời - Những đồ vật có dạng khối lập phương: xúc xắc, rubik. - Những đồ vật có dạng khối hộp chữ nhật: tủ lạnh, quyển sách, viên gạch,.. - Lắng nghe. |