Ngày soạn:
Ngày giảng 6A: 6B: 6C: 6D:
Tiết 1 + 2
Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
- Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp.
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm
b. Năng lực:
Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
-
SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6;
-
Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế… gắn với bài
“Tự lập”;
-
Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
-
Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint,…
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.
Ổn định:
2.
Kiểm tra bài cũ
Tiết 2: Truyền thống là gì? Truyền thống về gia đình, dòng họ là gì?
3. Bài mói:
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và
giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu
hỏi
Tổ chức thực hiện:
GV cho học sinh nghe bài hát “Lá cờ” Sáng
tác Tạ Quang Thắng
HS thảo luận câu hỏi:
a, Bài hát nói về truyền thống nào của dân tộc
Việt Nam?
b, Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống
đó?
-Bài hát thể hiện niềm tin, sự tự hào của cả
một thế hệ đã lao động và chiến đấu gian khổ
vì Tổ quốc.
-Dù có gặp bao khó khăn trên đường đời thì
bản thân luôn thấy những điều đó chẳng thấm
vào đâu so với bố mẹ ngày xưa và vững bước
theo đuổi con đường mình đang đi
B.
Hoạt động khám phá
Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là truyền
thống gia đình, dòng họ.
1.Truyền thống gia đình, dòng họ
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên
hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học
tập