HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH
TRONG “ĐỒNG CHÍ” VÀ “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH”
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”, PTD và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
- Giới thiệu khái quát hình ảnh ng lính qua hai tác phẩm.
Là những nhà thơ quân đội trưởng thành trong những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Chính Hữu và Phạm Tiến Duật từng sống, trải nghiệm và thấm thía đời sống của người lính trên chiến trường. Trên đôi bàn tay của hai nhà thơ không chỉ vững vàng những cây súng đánh giặc mà còn từng bừng nở cho đời những vần thơ diệu kì về người lính. Hai trong số những áng thơ ấy là “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Cùng khắc họa hình ảnh người lính trong lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam nhưng bên cạnh những điểm chung vốn dễ nhận thấy, ở hai bài thơ, mỗi bài lại có những nét đẹp riêng.
II. Thân bài
1. Vẻ đẹp của ng lính trong “Đồng chí”
a. Họ là những ng lính nông dân, vì lòng yêu Tổ quốc, lý tưởng cách mạng cao đẹp mà để lại sau lưng tất cả những gì thương quý nhất để ra chiến trường:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi ng xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
- Từ những vần thơ chân thực, giản dị ấy, chúng ta thấy họ ra đi từ những miền quê nghèo khó. Quê hương anh miền biển, nước mặn nhiễm phèn, thiếu đói quanh năm, làng tôi ở miền núi trung du, sỏi đá mấp mô sau những luống cày.
+ Nhưng khi Tổ quốc gọi tên mình, các chàng trai chân đất đã tập hợp dưới ngọn cờ chính nghĩa của cách mạng, cùng chung lý tưởng, “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, từ “xa lạ” hóa “quen nhau”, rồi thành “đồng chí”.
- “Ra lính”, sau lưng các anh là “ruộng nương”, tài sản lớn nhất của ng nông dân, là “gian nhà không” bốn cột gieo neo lung lay trước gió, là tình quê dạt dào, là bóng hình ai bên “giếng nước gốc đa”:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ ng ra lính.
+ “Mặc kệ” tất cả, họ dứt áo ra đi nhưng ko phải là phó mặc mà vì một nghĩa cử lớn lao hơn, tâm thế ng lính trong bài thơ đẹp như những tráng sĩ, trượng phu ngày xưa.
b. Ra chiến trừơng, những ng lính đã đối mặt với tột cùng khó khăn, thiếu thốn nhưng họ đã vượt lên tất cả bằng lòng lạc quan cách mạng.
- Họ cùng nhau trải qua những cơn sốt rét rừng khủng khiếp, thời tiết khắc nghiệt, khó khăn bộn bề: “áo rách”, “quần vá”, “chân ko giày”…
- Nhưng tâm thế của ng lính vẫn đứng cao hơn hiện thực, tâm hồn họ vẫn sáng ngời niềm lạc quan cách mạng, tin tưởng “miệng cười buốt giá”. Dẫu ban ngày bị cơn sốt rét rừng hành hạ, ban đêm ôm súng chờ giặc trong “rừng hoang sương muối”, mong manh một tấm áo rách vai, tấm quần vá, đôi chân trần mà miệng vẫn nở nụ cười “buốt giá”, một nụ cười như phong lại cả cái lạnh của mùa đông.
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần