Ngày soạn: 25/03/2022
Tiết 104,105. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Ôn tập và củng cố những kiến thức đã học về tiếng Việt ở lớp 11.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt chuẩn mực và đúng phong cách.
-Vận dụng kiến thức đã học vào việc phân tích và xây dựng văn bản chính luận.
2. Năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến Tiếng Việt. Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực đọc – hiểu các văn bản liên quan đến Tiếng Việt
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về vẻ đẹp của tiếng Việt
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận hoạt động giao tiếp, phong cách ngôn ngữ văn bản
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của Tiếng Việt với loại hình ngôn ngữ khác;
3. Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra kết hợp trong phần khởi động)
3. Bài mới
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. b) Nội dung: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm. c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ: Câu 1: Lựa chọn nội dung thể hiện đúng và đủ các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt? A. Tiếng Việt là thứ tiếng đơn âm, ý nghĩa ngữ pháp thể hiện chủ yếu nhờ phương thức trật tự từ và hư từ B. Tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập với ba đặc trưng cơ bản: âm tiết là đơn vị cơ sở, từ không biến đổi hình thái, ý nghĩa ngữ pháp thể hiện chủ yếu nhờ phương thức trật tự từ và hư từ. C. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ chấp dính, từ không biến đổi hình thái D. Tiếng Việt không có trọng âm từ, âm tiết là đơn vị cơ sở, từ không biến đổi hình thái Câu 2: Dòng nào sau đây nói chính xác lí do: vì sao người Việt có thể làm thơ Đường luật bằng tiếng Việt? A. Do tiếng Việt có họ hàng với Hán ngữ B. Do tiếng Việt vay mượn của Hán ngữ C. Do tiếng Việt và Hán ngữ hoàn toàn không có gì khác nhau D. Do tiếng Việt có cùng loại hình với Hán ngữ - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Trả lời tìm ra đáp án. Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Như vậy, Tiếng Việt là một trong 3 phân môn quan trọng trong quá trình đọc hiểu văn bản. Hôm nay, chúng ta sẽ tổng kết lại toàn bộ nội dung phần TV đã học ở Ngữ văn 11. |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập lại kiến thức đã học. a) Mục tiêu: Nắm được kiến thức đã học. b) Nội dung: GV yêu cầu HS vận dụng sgk, kiến thức để thực hiện hoạt động cá nhân. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: | ||
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ * GV đặt câu hỏi: Ôn tập lại kiến thức đã học. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS đọc nhanh Tiểu dẫn, SGK. + HS lần lượt trả lời từng câu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận Kết quả mong đợi: a. Ngôn ngữ là tài sản chung của XH: - Bao gồm những yếu tố chung cho mọi thành viên trong XH như: âm vị, tiếng, từ, cụm từ cố định. - Có quy tắc ngữ pháp chung cho mọi người cần tuân theo như: tổ chức câu, trật tự từ, dấu câu,... - Là sản phẩm chung của xã hội, được dùng làm phương tiện giao tiếp xã hội. b. Lời nói cá nhân: - Sự vận dụng các yếu tố chung để tạo thành lời nói cụ thể. - Vận dụng linh hoạt các quy tắc ngữ pháp. - Mang dấu ấn cá nhân về nhiều phương diện như: trình độ, hoàn cảnh sống, sở thích cá nhân,... + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | CÂU 1: Phân biệt ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân? a. Ngôn ngữ là tài sản chung của XH: - Bao gồm những yếu tố chung cho mọi thành viên trong xã hội: âm vị, tiếng, từ, cụm từ cố định.. - Có quy tắc ngữ pháp chung mà mọi thành viên đều phải tuân thủ nh: tổ chức câu, sắp xếp trật tự từ, dùng dấu câu… - Là sản phẩm chung của xã hội, được dùng làm phương tiện giao tiếp xã hội. b. Lời nói cá nhân. - Sự vận dụng các yếu tố chung để tạo thành lời nói cụ thể. - Vận dụng linh hoạt các quy tắc ngữ pháp. - Mang dấu ấn cá nhân về nhiều phơng diện nh: trình độ, hoàn cảnh sống, sở thích cá nhân … | |
Hoạt động 2: Ôn tập các câu hỏi còn lại a) Mục tiêu: HS nắm được lí thuyết và làm bài tập. b) Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: d) Tổ chức thực hiện: | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1: Câu 2+3 SGK Nhóm 2: Câu 4 SGK Nhóm 3: Câu 5+6 SGK Nhóm 4: Câu 7+8 SGK Bước 2: HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận, thảo luận nhóm và suy nghĩ câu trả lời + GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Các nhóm lần lượt trình bày Kết quả mong đợi: * Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận: - Bài thơ gồm 56 tiếng, đều là ngôn ngữ chung - Sự vận dụng sáng tạo của Tú Xương: + “Lặn lội thân cò” lấy từ ngôn ngữ chung, nhưng đã đảo trật tự từ + “Eo sèo mặt nước” (tương tự) + “Năm nắng mười mưa” (vận dụng thành ngữ) Tất cả: thể hiện sự chịu thương, chịu khó, tần tảo đảm đang của bà Tú. - Câu 3: (Đáp án :B) * Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận: - Bối cảnh rộng: hoàn cảnh đất nước bị xâm lược - Bối cảnh hẹp: Nghĩa sĩ nông dân tự vũ trang tập kích giặc ở đồn Cần Giuộc. Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy: 21 nghĩa sĩ đã hi sinh, bài văn tế đã ra đời trong bối cảnh chung và cụ thể đó. “Súng giặc đất rền Lòng dân trời tỏ” Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng giặc, bỏ rơi dân chúng, chỉ có những người nông dân yêu nước, dũng cảm đứng lên đánh giặc. Ngữ cảnh chi phối cách sử dụng từ ngữ của hai câu tứ tự mở đàu bài văn tế: lòng dân <> súng giặc * Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận: a. Nghĩa sự việc: Nghĩa chỉ sự vật, sự việc trong câu - Sự việc có thể là hành động, trạng thái, quá trình, tư thế, sự tồn tại, quan hệ - Do CN, VN, trạng ngữ, khởi ngữ, thành phần phụ khác của câu biểu hiện b. Nghĩa tình thái: Nghĩa chỉ tình cảm, thái độ, hoàn cảnh…của câu nói. - Biểu hiện qua các từ ngữ tình thái: Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ người nói đối với sự việc, thái độ người nói đối với người nghe. Câu 6 :“Dễ họ không phải đi gọi đâu” Nghĩa sự việc là: câu biểu hiện hành động Nghĩa tình thái là: phỏng đoán sự việc * Nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận: 1. Tiếng là đơn vị ngữ pháp cơ sở. Mỗi tiếng là một âm tiết(âm tiết có thể là từ hoặc là yếu tỗ cấu tạo từ) Ví dụ: Chúng/ta / đang / ôn/tập / tiếng/Việt. (7 tiếng, 7 âm tiết, 4 từ ) - Thôn/ Đoài/ ngồi/ nhớ/ thôn /Đông 2. Từ không biến đổi hình thái Ví dụ: Tôi rất nhớ anh ấy và anh ấy cũng rất nhớ tôi - Con ngựa đá con ngựa đá 3. Trật tự từ và hư từ là biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ: Anh yêu em >< em yêu anh - Ở đây cấm không được câu cá >< ở đây được câu cá không cấm; PCNN Báo chí : *Các phương tiện diễn đạt: + Từ vựng (phong phú) cho từng loại + Ngữ pháp: câu đa dạng, ngắn gọn + Biện pháp tu từ: không hạn chế * Đặc trưng cơ bản: + Tính thông tin, thời sự + Tính ngắn gọn + Tính sinh động hấp dẫn PCNN Chính luận *Các phương tiện diễn đạt: + Từ ngữ chung, lớp từ chính trị + Ngữ pháp: câu chuẩn mực + Biện pháp tu từ: sử dụng nhiều * Đặc trưng cơ bản: + Tính công khai về quan điểm chính trị + Tính chặt chẽ trong diễn đạt suy luận + Tính truyền cảm, thuyết phục. + GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét và bổ sung nếu cần. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức | Câu 2: Phân tích mối quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo nên hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương? Câu 3: Ngữ cảnh là: A. những câu văn đi trước và những câu văn đi sau một câu văn nào đó. B. là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung ý nghĩa của lời nói. C. là hoàn cảnh khách quan được nói đến trong câu. D. là hoàn cảnh ngôn ngữ vào một thời kì nhất định. Câu 4: Bối cảnh sáng tác bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”? Câu 5: a. Nghĩa sự việc. b. Nghĩa tình thái. Câu 6 : Câu 7: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt Câu 8: a. PCNN Báo chí. b. PCNN Chính luận |