ĐỀ 1: NGỮ VĂN 9 26/9/2021 |
LỚP VĂN MIỄN PHÍ CHỊ HÀ Thời gian: 90 phút |
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1. Đặc điểm chủ yếu của Truyện truyền thuyết để phân biệt với Truyện cổ tích là gì?
A. Nhân vật là thần thánh hoặc là người.
B. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh.
C. Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
D. Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo.
Đáp án: Có điểm chung đều có yếu tố" tưởng tượng kì ảo,sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường...
- Khác nhau về đặc điểm:
+ Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Truyền thuyết được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật;
Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật.
Câu 2. Hãy cho biết từ “thiên thần” có nghĩa là gì?
A. Thần tài giỏi. B. Thần nhân hậu. C. Thần trên trời. D. Thần núi.
Câu 3. Xác định từ dùng sai trong câu sau đây “Trong lớp, An thường hay nói năng tự tiện”. Tùy tiện
A. Trong lớp B. An C. nói năng D. tự tiện
Câu 4. Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?
A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.
C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.
D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.
𝑻𝑹𝑼𝒀𝑬̂̀𝑵 𝑲𝑰̀ 𝑴𝑨̣𝑵 𝑳𝑼̣𝑪 là tác phẩm viết theo thể truyền kì, một thể tài khá quen thuộc trong văn học trung đại. Do đó, cần biết sơ lược về thể tài này. Truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, sử dụng nhiều yếu tố kì lạ hoang đường. Trong truyện truyền kì, thường có sự tương giao giữa con người với ma quỷ, thần tiên, giữa thế giới trân gian với cõi âm hay tiên giới, tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của loại truyền này. Nhưng đằng sau những tình tiết hoang đường, kì ảo, người đọc có thể tìm thấy những vấn đề của hiện thực xã hội và đời sống con người đương thời và rộng ra, còn mang ý nghĩa nhân sinh phổ quát không chỉ của một thời đại.
Đặc điểm : Là tác phẩm văn xuôi tự sự viết bằng chữ Hán, cốt truyện có thể dựa vào truyện dân gian nhưng tác giả đã gia công sáng tác khá nhiều về tư tưởng, cốt truyện, nhân vật, tình tiết, lời văn biến ngẫu… đặc biệt là sự kết hợp giữa yếu tố hoang đường kì ảo từng lưu truyền trong dân gian (truyền kì) với những chuyện thực trong xã hội với những cuộc đời, số phận của con người Việt Nam thời trungđại
II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm)
Câu 5 (3,0 điểm). Cho hai câu thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
- Hai câu thơ trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
- Cảnh ngày xuân – Nguyễn Du /
- Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ 2 câu thơ. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
Bptt: từ láy
Tác dụng:
+/ Đối với nghệ thuật miêu tả hình dạng, nhấn mạnh đặc điểm của tâm lý, tình trạng, tinh thần, tâm trạng... của con người, các hiện tượng, sự vật trong cuộc sống.
+/ Đối với nội dung: các từ láy “nho nhỏ, nao nao” vừa biểu đạt được sắc thái cảnh vật (từ nho nhỏ, nao nao góp phần diễn tả bức tranh mùa xuân thanh tao, trong trẻo, êm dịu: một nhịp cầu nhỏ xinh với dòng nước lững lờ trôi xuôi trong bóng chiều tà) vừa biểu lộ rõ nét tâm trạng con người (từ nao nao: thể hiện tâm trạng bâng khuâng, luyến tiếc, xao xuyến về một buổi du xuân và sự linh cảm về những điều sắp xảy ra)
- Từ ý thơ trên em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về khung cảnh du xuân của chị em Kiều và Vân lúc ra về.
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần