Câu 1: Giới thiệu đôi nét về Thanh hải và bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”? Gợi ý trả lời: * Giới thiệu tác giả - Thanh Hải( 1930- 1980) quê ở Phong Điền- Thừa Thiên Huế. - Thuộc thế hệ nhà thơ quân đội, trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Ông là một trong những cây bút có công trong xây dựng nền văn học cách mạng ở Miền Nam từ những ngày đầu. - Giọng thơ Thanh Hải khi là tiếng thét căm thù tội ác quân xâm lược, khi là khúc tâm tình thiết tha của đồng bào, chiến sĩ Miền Nam gửi ra Miền Bắc. Sau khi đất nước thống nhất, thơ ông lại nhẹ nhàng, tinh tế , thiết tha trước vẻ đẹp của đất nước, con người trong thời kì mới- đất nước hồi sinh. *Giới thiệu tác phẩm: - Hoàn cảnh: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời tháng 11-1980, trong thời điểm đất nước ta đang vượt qua thử thách , đi lên xây dựng CNXH và cũng là khi Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh, không lâu sau đó ông qua đời. - Nội dung: Bài thơ là cảm xúc chân thành của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và con người; đồng thời là tâm niệm tha thiết được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, quê hương. - Nghệ thuật: + Ngôn ngữ thơ giản dị, giọng thơ nhẹ nhàng tha thiết. + Hình ảnh thơ đẹp, bài thơ là lời tâm tình, nhẹ nhàng, tha thiết và thấm thía. + Bài thơ có màu sắc, có âm thanh của mùa xuân đất trời thiên nhiên; có sức trẻ đầy sôi động của mùa xuân lòng người, mùa xuân đất nước. Tất cả hoà quyện tạo nên một niềm lạc quan phơi phới, cất lên thành khúc ca đậm hương vị quê hương ân tình, thuỷ chung. + Bố cục hợp lý: 3 phần: khổ đầu ( vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên); khổ 2,3 ( mùa xuân của đất nước, cách mạng); khổ 4,5( niểm suy tư và ước nguyện của nhà thơ); khổ cuối ( vẻ đẹp quê hương qua làn điệu dân ca xứ Huế) Câu 2: Ý nghĩa nhan đề Gợi ý trả lời: - Tên bài thơ là một sáng tạo độc đáo ; một phát hiện mới mẻ của nhà thơ: + Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là biểu tượng cho những gì tinh túy nhất, đẹp nhất của cuộc đời mỗi con người. + Thể hiện ước nguyện dâng hiến của nhà thơ: muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời. + Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. Câu 3. Nhận xét về hình ảnh “ giọt long lanh” trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của thanh Hải, có người nói đó là giọt sương, giọt mưa mùa xuân; có người lại cho rằng đó là giọt âm thanh của tiếng chim trong câu thơ trước đó. Em chọn cách hiểu nào? Vì sao? Gợi ý trả lời: - Có thể hiểu theo cách thứ hai về hình ảnh “ giọt long lanh” trong câu thơ “ từng giọt long lanh rơi”: giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện. Vì: + Theo cách hiểu thứ nhất phù hợp phong cách thơ mộc mạc, giản dị, chân thành của Thanh Hải: Đó là hình ảnh của giọt sương sớm, giọt mưa mùa xuân còn vương lại trên lá, long lanh dưới ánh sáng của trời xuân-> Dừng lại ở sự gợi tả vẻ đẹp tươi mới, mơn mởn tràn đầy sức sống. + Theo cách hiểu thứ hai: Đó là một liên tưởng độc đáo, dạt dào cảm xúc của tác giả - nó là giọt âm thanh trong trẻo, lảnh lót, ngọt ngào của tiếng chim vào buổi sớm mùa xuân->Gợi không khí tưng bừng rộn rã của mùa xuân. Nếu hiểu theo cách này thì ở đây sử dụng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim( âm thanh) cảm nhận bằng thính giác chuyển thành từng giọt( hình khối) cảm nhận bằng thị giác. Như thế câu thơ mang tính nghệ thuật cao, không chỉ miêu tả mà còn thể hiện 61 cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên đất trời lúc vào xuân. Câu 4: Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, ở khổ đầu tác giả dùng đại từ “ tôi”, sang phần sau lại dùng đại từ “ ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình? Gợi ý trả lời: - Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình tôi sang ta. Điều này không phải là ngẫu nhiên mà được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. + Chữ tôi trong câu Tôi đưa tay tôi hứng ở khổ thơ đầu thể hiện cái tôi rất riêng, rất cụ thể của nhà thơ vừa thể hiện sự nâng niu trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ ta thì không phù hợp với cảm xúc riêng ấy. + Còn trong phần sau, khi bày tỏ tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến những giá trị tinh tuý của đời mình cho cuộc sống chung thì đại từ ta lại tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. Hơn nữa tâm nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ, cái tôi của tác giả đã nói thay cho nhiều cái tôi khác, là ước nguyện dâng hiến, tiếng lòng của nhiều người, của cả một thế hệ nó, nhất thiết phải hoá thân thành cái ta. + Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng đã khẳng định sự hòa nhập cái tôi riêng vào cái ta chung. Câu 5: Chép chính xác khổ thơ đầu tiên bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ”. 1.Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào đối với tưởng chủ đề của bài thơ? 2. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập có trong đoạn thơ. 3. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 – 12 câu theo kiểu diễn dịch làm rõ vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy, trong đó có sử dụng một phép liên kết và một câu chứa thành phần tình thái (gạch chân và chú thích rõ.) 4. Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có đoạn trích miêu tả mùa xuân rất hay. Em hãy chép lại chính xác những câu thơ tả mùa xuân ấy, cho biết tên đoạn trich và tác giả ? Gợi ý trả lời: 1. - Hoàn cảnh ra đời: 11/1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, không lâu sau ông qua đời. - Ý nghĩa: + Mặc dù bệnh nặng, nhưng tác giả vẫn thể hiện niềm thiết tha yêu cuộc sống, gắn bó với đất nước, với cuộc đời và ước được cống hiến cho đất nước. Trong hoàn cảnh đó, tình yêu, ước nguyện thật chân thành, cháy bỏng, mãnh liệt. + Nhà thơ mong muốn lan tỏa lẽ sống đẹp, khát vọng dâng hiến tới mọi người, thế hệ mai sau. 2. Thành phần biệt lập: - Gọi đáp: "Ơi!" 3. Đoạn văn. * Hình thức: - Kiểu đoạn: Diễn dịch. - Số câu: 10-12 câu. - Một phép liên kết, một câu chứa thành phần tình thái (gạch chân, chú thích). * ND: vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy. - Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên: + Không gian cao rộng của bầu trời, khoáng đạt của dòng sông, màu sắc hài hòa của bông hoa tím biếc và dòng sông xanh – đặc trưng của xứ Huế. + Âm thanh tiếng chim chiền chiện hút vang trời, tiếng chim trong trẻo, lan tỏa rồi như đọng thành “từng giọt long lanh rơi”. - Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất trời: + Tình yêu thiên nhiên thể hiện qua cái nhìn trìu mến với cảnh vật, trong lời bộc lộ trực tiếp như lời trò chuyện với thiên nhiên “ơi”, “hót chi”. + Đặc biệt cảm xúc của nhà thơ được thể hiện trong một động tác trữ tình, đón nhận vừa trân trọng vừa tha thiết trìu mến với mùa xuân: đưa tay hứng lấy “từng hạt long lanh”. - Nghệ thuật: + Đảo từ “mọc” nhấn mạnh dấu hiệu của mùa xuân, gợi bức tranh xuân tiềm tàng sức sống. 62 + Nhân hóa “Ơi con chim...” thể hiện niềm thiết tha yêu, gắn bó cuộc sống. + Ẩn dụ: "giọt long lanh" là giọt sương mai, giọt mưa xuân, là giọt âm thanh là cảm xúc say sưa ngây ngất của tác giả trước cảnh trời đất xứ Huế vào xuân. 4. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du. Câu 6: Đọc đoạn thơ: “ Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước” 1.Đoạn thơ trích trong tác phẩm nào ? Của ai ? 2.Mach cảm xúc của bài thơ trên được tác giả triển khai như thế nào ? Em hiểu như thế nào về ý nghĩa nhan đề “ Mựa xuân nho nhỏ” 3.Viết đoạn văn diễn dich khoảng 8- 10 câu phân tích khổ thơ trên trong đó có sử dụng một hành phần biệt lập và một câu bị động ( gạch chân và chú thích rõ). Gợi ý trả lời: 1. Đoạn thơ trích trong tác phẩm: “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. 2. – Mạch cảm xúc: Những cảm xúc trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên -> mở rộng ra là cảm xúc trước mùa xuân đất nước, cách mạng -> ước nguyện của nhà thơ được hòa nhập và cống hiến cho đời -> lời ca ngợi quê hương qua làn điệu dân ca xứ Huế. - Nhan đề: - Tên bài thơ là một sáng tạo độc đáo ; một phát hiện mới mẻ của nhà thơ: 3. Đoạn văn * Hình thức: - Kiểu đoạn: diễn dịch, độ dài từ 8- 10 câu. - Tiếng Việt: thành phần biệt lập và câu bị động ( gạch chân và ghi chú thích) * Nội dung: - Suy tư về đất nước: vất vả, gian lao - Nìêm tự hào, tin tưởng về khí thế đi lên và tương lai tươi sáng của dân tộc - Nghệ thuật: Hoán dụ “ bốn ngàn năm”, nhân hóa, so sánh “ vì sao...”, phó từ “ cứ”... Câu 7: Cho câu thơ “Mùa xuân người cầm súng....” 1. Chép tiếp câu thơ trên để hoàn thành khổ thơ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Kể tên tác phẩm có cùng thể thơ? 2.Từ "lộc" trong trong đoạn thơ trên được hiểu như thế nào ? Từ "lộc" gắn với hình ảnh “người cầm súng”, “ người ra đồng” có ý nghĩa gì ? 3. Xét về mặt cấu tạo hai từ " hối hả, xôn xao" thuộc loại từ gì? 4. Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu nào cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập và phép nối ( gạch chân và chú thích rõ) + Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là biểu tượng cho những gì tinh túy nhất, đẹp nhất của cuộc đời mỗi con người. + Thể hiện ước nguyện dâng hiến của nhà thơ: muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời. + Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. Gợi ý trả lời: 1. - Chép thơ (HS tự làm) - Thể thơ: tự do 5 chữ. - Tác phẩm có cùng thể thơ: “Ánh trăng” của Nguyễn Duy; “Sang thu” của Hữu Thỉnh. 2. - Từ “lộc” có hai nghĩa: + Nghĩa thực: Lộc là chồi non, lộc biếc trên vòm lá ngụy trang của người lính, cây mạ non trên tay người ra đồng. + Nghĩa ẩn dụ: sức xuân bất diệt, là sức sống mãnh liệt mà con người đang gieo trên mọi miền đất nước. 3. Xét về mặt cấu tạo hai từ "hối hả”, “xôn xao" là từ láy. 4. Đoạn văn. * Hình thức: - Kiểu đoạn: quy nạp. 63 - Dung lượng: khoảng 10 câu. - Tiếng Việt: thành phần biệt lập và phép nối ( gạch chân và chú thích rõ) * Nội dung: - Hoán dụ: “người cầm súng” (người lính); “người ra đồng” (người lao động) -> biểu trưng cho những người chiến sĩ và người lao động, họ đang chiến đấu bảo vệ quê hương và lao động dựng xây đất nước. - Điệp ngữ “Mùa xuân”; “lộc”; “tất cả”. - Lộc: + Nghĩa tả thực: Lộc là chồi non, lộc biếc trên vòm lá ngụy trang của người lính, cây mạ non trên tay người ra đồng. + Nghĩa ẩn dụ: sức xuân bất diệt, là sức sống mãnh liệt mà con người đang gieo trên mọi miền đất nước. -> nhấn mạnh không khí tưng bừng, nhộn nhịp của cả đất nước đang vào xuân, ai cũng hay say chiến đấu, lao động góp ích cho đất nước. - Từ láy: “hối hả”, “xôn xao” và nhịp điệu nhanh của câu thơ đó cho ta thấy khí thế của mọi người dân, không khí khẩn trương, hăng say...lao động lan tỏa trên khắp mọi miền Tổ quốc, niềm tin, tiếng lòng reo vui của nhà thơ. Câu 8: Trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có câu : Ta làm con chim hót 1. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành hai khổ thơ? 2. “Nốt nhạc trầm" trong bài thơ có nét riêng gì? Điều đó góp phần thể hiện ước nguyện nào của nhà thơ ? 3.Ở khổ thơ đầu tác giả dùng đại từ "tôi" nhưng ở đoạn thơ vừa chép tác giả lại sử dụng đại từ "ta". Việc thay đổi đại từ nhân xưng của nhà thơ có ý nghĩa như thế nào ? 4. Khổ thơ đầu tiên và khổ thơ thứ 4 trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” có những hình ảnh thơ được lặp lại. Đó là những hình ảnh nào ? Việc lặp lại có tác dụng gì? 5. Cho câu chủ đề sau : "Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt dâng hiến cho cuộc đời" .Coi câu đó là câu chủ đề, hãy hoàn thành đoạn văn khoảng – 12 câu theo kiểu tổng – phân – hợp, trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ và phép thế (gạch chân và chú thích rõ). 6. Hình ảnh " con chim, cành hoa" cũng được nhắc đến trong một khổ thơ ở bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Chép lại khổ thơ đó, nêu rõ tên tác giả, tác phẩm. Gợi ý trả lời: 1. Chép chính xác thơ 2. - Nốt nhạc trầm trong bài không véo von, cao vút mà trầm lắng, nhưng thiếu, bản nhạc sẽ mất đi giai điệu sâu lắng. - Biểu tượng cho sự cống hiến khiêm nhường, khát vọng sống hòa nhập làm nên mùa xuân chung của đất nước của nhà thơ Thanh Hải. - Hòa nhập nhưng vẫn không mất đi nét riêng của mỗi con người. 3. - Ý nghĩa việc chuyển đại từ "tôi" sang "ta": + Mang ý khái quát, thể hiện ước nguyện dâng hiến không phải chỉ của riêng Thanh Hải, đó cũng là ước nguyện của mọi người, của cả một thế hệ. + Mỗi cái "tôi" cá nhân phải biết hòa nhập để làm nên cái "ta" chung của dân tộc. Đó là ý thức đúng đắn về quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng của tác giả. 4. - Hình ảnh “con chim, cành hoa” được lặp lại khổ thơ đầu - Ý nghĩa: + Tạo sự đối ứng chặt chẽ + Tạo ý nghĩa mới: cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót vui, như bông hoa điểm tô hương sắc cho đời. 5. Viết đoạn: * Hình thức: - Đoạn tổng – phân – hợp - Độ dài: 10-12 câu - Tiếng Việt: khởi ngữ, phép thế * Nội dung: - Khát vọng của tác giả được bày tỏ qua những hinh ảnh đầy ý nghĩa : - Nhà thơ muốn làm "con chim hót" trong giọng hót của muôn loài chim, dâng cho đời tiếng ca vui. - Muốn làm " một cành hoa" giữa vườn hoa xuân rực rỡ, điểm tô hương sắc cho đời. 64 - Muốn làm nốt nhạc " trầm" để góp vào bản hòa ca muôn điệu, ca ngợi non sông đất nước . Hình ảnh ẩn dụ nhiều ý nghĩa: + Nốt nhạc trầm trong bài không véo von, cao vút mà trầm lắng, nhưng thiếu, bản nhạc sẽ mất đi giai điệu sâu lắng. + Biểu tượng cho sự cống hiến khiêm nhường, khát vọng sống hòa nhập làm nên mùa xuân chung của đất nước của nhà thơ Thanh Hải. + Hòa nhập nhưng vẫn không mất đi nét riêng của mỗi con người. - Ước nguyện cao đẹp nhưng được nói một cách khiêm nhường, giản dị, chỉ xin được làm những vật nhỏ bé, bình thường: con chim, cành hoa, nốt nhạc " trầm" nhưng nếu thiếu những vật bình thường ấy, cuộc sống sẽ trở nên tẻ nhạt, vắng những niềm vui. - Các hinh ảnh "con chim", "bông hoa" ở khổ đầu được lặp lại trong khổ thơ này. Cấu tứ lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ, những hình ảnh ấy mang một ý nghĩa mới: đó là ước nguyện, mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, như bông hoa nở hương sắc cho đời. - Điệp ngữ "ta làm" được lặp đi lặp lại -> tạo âm hưởng dồn dập, tha thiết, diễn tả ước nguyện cháy bỏng, trào dâng, chân thành. - Cách chuyển đại từ "tôi" sang "ta" -> thể hiện ước nguyện không phải chỉ của riêng Thanh Hải, đó còn là ước nguyện của muôn người. Mỗi cái "tôi" cá nhân phải biết hòa nhập để làm nên cái "ta" chung của dân tộc. Đó là ý thức đúng đắn về quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng của tác giả. 6. Hs chép khổ cuối. "Viếng lăng Bác" – Viễn Phương