Biện pháp tu từ Ẩn dụ Biện pháp tu từ Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác, mà giữa chúng có nét tương đồng với nhau. Tác dụng của biện pháp tu từ Ẩn dụ là nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho chủ thể được nhắc đến trong câu.
1.Biện pháp tu từ Ẩn dụ hình thức Biện pháp tu từ Ẩn dụ hình thứ là người nói hoặc người viết cố tình giấu đi một phần ý nghĩa trong câu. Ví dụ: “Đầu đường lửa lựu lập lòe đơm bông” (Truyện Kiều) Lửa lựu là ẩn dụ hình ảnh bông hoa cây lựu đỏ như màu lửa
Ẩn dụ cách thức – Người nói thể hiện vấn đề bằng nhiều cách, qua đó diễn đạt được hàm ý nào đó Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Quả là ẩn dụ cách thức chỉ “thành quả” lao động
Kẻ trồng cây là ẩn dụ chỉ người đã tạo ra thành quả đó
Biện pháp tu từ ẩn dụ phẩm chất
Biện pháp tu từ ẩn dụ phẩm chất là thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác trên cơ sở tương đồng
Ví dụ: “Người cha mái tóc bạc / đốt lửa cho anh nằm”
Người cha là ẩn dụ để nói về Bác Hồ, thể hiện ngụ ý về sự ân cần của Bác như người thân và bày tỏ lòng kính yêu với Bác như cha mẹ sinh thành.
Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – từ diễn đạt tính chất, đặc điểm của sự vật được cảm nhận bằng giác quan này nhưng được dùng để miêu tả cảm nhận trên giác quan khác
Ví dụ: Giọng nói cô ấy thật ngọt ngào
Giọng nói được nhận biết qua thính giác (tai) nhưng lại dùng từ miêu tả cảm nhận của vị giác (ngọt ngào) để diễn đạt
Biện pháp tu từ Hoán dụ
Biện pháp tu từ Hoán dụ là nghệ thuật tu từ dùng cách gọi tên sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác. Mà giữa hai đối tượng có nét tương cận (có mối liên quan với nhau). Biện pháp tu từ Hoán dụ giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm trong sự diễn đạt.
Biện pháp tu từ Hóa dụ phân loại
Biện pháp tu từ hoán dụ cũng được phân thành nhiều loại mà ta có thể kể đến những loại sau đây:
Biện pháp tu từ Hóa dụ lấy bộ phận chỉ toàn thể
Ví dụ: “Anh ta nhanh chóng bị hạ gục bởi một tay bắn súng cừ khôi”
Tay bắn súng: Hoán dụ lấy “tay” – bộ phận cơ thể để chỉ toàn bộ 1 con người.
Biện pháp tu từ Hóa dụ lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng
Ví dụ: “Vì sao Trái Đất nặng ân tình / Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh” – thơ Tố Hữu
Trái Đất là vật chứa đựng dùng để chỉ vật bị chứa đựng chính là dân tộc Việt Nam
Biện pháp tu từ Hóa dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật
Ví dụ: Mập mờ áo hồng bên hiên lớp / Bối rối mắt xanh trốn má đào
Áo hồng và má đào đều là dấu hiệu của một cô gái
Mắt xanh là dấu hiệu của một chàng trai trẻ bối rối khi đứng trước người mình thích
Biện pháp tu từ Hóa dụ lấy cái cụ thể gọi tên cái trừu tượng
Ví dụ: “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” – (cao dao Việt Nam)
Một cây và Ba cây là hoán dụ để chỉ số lượng ít và số lượng nhiều