1. Bối cảnh của sáng kiến
Ngày nay chúng ta đang từng bước xây dựng một nền giáo dục chất lượng ngang tầm thế giới, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin,càng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho giáo viên. Đặc biệt trong xu thế hội nhập, môn học tiếng Anh càng quan trọng hơn, mà từ thưở khai sinh tiếng Anh đã là một môn học khó. Để đáp ứng được với xu thế phát triển và yêu cầu của xã hội, kiến thức, phương pháp giảng dạy và chất lượng dạy và học Tiếng Anh cũng không ngừng phát triển và thay đổi hàng ngày, đòi hỏi người giáo viên phải luôn tiến bộ và phát triển. Vì vậy, việc tìm kiếm và thực hành những biện pháp dạy học hợp lí, hay, và tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học luôn là đề tài nóng hổi cho những ai đang gánh vác sứ mệnh “trồng người” cao cả.
Hơn thế nữa, tiếng Anh là một bộ môn kết hợp tất cả mọi kỹ năng của con người trong lúc học. Thông qua môn tiếng Anh, các em được học một ngôn ngữ mới mẻ, được tiếp cận những nền văn hóa đặc sắc của các nước trên khắp thế giới, và có kiến thức sâu rộng, cập nhật về mọi lĩnh vực của cuộc sống. Tiếng Anh giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp với bạn bè quốc tế, tạo hành trang vững chắc để bước vào thế giới tri thức của nhân loại. Chính vì vậy, ngay từ cấp học đầu tiên, việc học tiếng Anh của học sinh vô cùng quan trọng, góp phần cùng những môn học khác đào tạo nên những con người mới năng động, sáng tạo, tiên tiến, phù hợp với xu thế hội nhập của thời đại mới.
2. Lý do chọn đề tài
Tiếng Anh lớp 6 theo chương trình giáo dục Phổ thông mới 2018, nhìn ở góc độ chuyên môn thì không có gì quá khó khăn về mặt kiến thức. Nhưng đối với học sinh đầu cấp THCS, khi mà những khái niệm về từ ngữ, câu, cách hành văn của tiếng mẹ đẻ còn tương đối mơ hồ thì những khái niệm xa lạ về từ loại, cách phát âm, cách viết, ghi nhớ từ vựng... của một ngôn ngữ tiếng nước ngoài là quá phức tạp với trình độ hiểu biết của các em.
Trong quá trình học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng, có thể nói từ vựng là phần quan trọng nhất. Nó là phương tiện dùng để diễn đạt ý tưởng đồng thời cũng là cầu nối giữa các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết. Tuy nhiên, việc dạy từ vựng ngoại ngữ lại không đơn giản chút nào, nhất là dạy cho học sinh đang ở ngưỡng bắt đầu sử dụng ngoại ngữ. Dạy tiếng Anh nói chung và dạy từ vựng nói riêng cho trẻ đòi hỏi ở người giáo viên không chỉ có khả năng ngôn ngữ mà còn là cách thu hút học sinh tham gia vào bài học. Để làm được điều đó, giáo viên buộc phải tạo ra sự đa dạng trong các hoạt động trong giờ học. Đó là lí do tại sao giáo viên cần lựa chọn và phối hợp nhiều biện pháp và kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng dạy từ vựng một cách linh hoạt và uyển chuyển để duy trì khả năng tập trung cho học sinh lớp 6. Làm thế nào có thể tạo ra cho các em một không khí học tập vui vẻ, thư giãn mà hiệu quả là điều mà tôi băn khoăn, trăn trở.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
Xuất phát từ yêu cầu cơ bản của môn học và các điều kiện dạy học từ vựng tiếng Anh, tôi chọn học sinh lớp 6B tại trường THCS An Đức, huyện Ninh Giang để thực hiện.
4. Mục đích của sáng kiến.
Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học từ vựng cho học sinh lớp 6. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả của việc vận dụng từ vựng trong các tình huống giao tiếp.
Việc vận dụng đúng đắn và khoa học các biện pháp dạy từ vựng trong giờ học Tiếng Anh lớp 6 nhằm:
- Tạo sự hứng thú say mê học tập của học sinh .
- Khơi dậy niềm khao khát tham gia vào hoạt động tìm hiểu, khám phá, thử nghiệm của học sinh.
- Giúp HS chủ động thực hiện các hoạt động học tập.
- Giúp HS tập trung chú ý.
- Tạo điều kiện cho học sinh vừa học, vừa chơi .
- Giúp các em tái hiện, hệ thống hóa kiến thức một cách dễ dàng nhất .
B. Phần nội dung
I. Thực trạng của nội dung
a, Điểm mạnh:
- Các em học sinh phần lớn ngoan, lễ phép, hiếu học, có sự hứng thú với bộ môn Tiếng Anh; đã làm quen với Tiếng Anh ở cấp Tiểu học.
- Một số em tiếp thu bài khá nhanh.
- Một số các bậc phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình. Luôn kèm cặp con em mình khi học ở nhà, họp phụ huynh tương đối đầy đủ.
- Sự quan tâm sát sao, kịp thời của các cấp lãnh đạo.
- Ban giám hiệu thường xuyên thăm lớp, dự giờ để rút kinh nghiệm về cách dạy của giáo viện và cách học của học sinh.
b. Điểm yếu:
- Mặc dù được làm quen với Tiếng Anh từ Tiểu học, nhưng năng lực tiếp thu chưa đồng đều, việc học tập chưa thường xuyên do ảnh hưởng của dịch Covid 19.
- Một số ít phụ huynh không quan tâm đến việc học tập các của con. Việc kèm cặp giúp đỡ các con học ở nhà còn hạn chế.
- Là một bộ môn khó, các em lại không có môi trường giao tiếp Tiếng Anh thường xuyên, phương tiện giảng dạy chưa đồng bộ làm phân tán sự tập trung của học sinh, tác động rất lớn đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh, làm chậm quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Một số học sinh còn thiếu đồ dùng, hay quên sách vở và đồ dùng học tập khi đi học.
c. Chất lượng dạy và học:
Thực tế những năm trở về trước chất lượng học sinh học Tiếng Anh còn yếu, còn sai nhiều do chưa có hứng thú với môn học. Từ đó dẫn đến các em rỗng kiến thức nhiều, chán học, không chú ý đến việc học. Nắm được điều đó tôi đã nghiên cứu, lựa chọn một số biện pháp giảng dạy từ vựng Tiếng Anh. Do vậy chất lượng đã khởi sắc rõ rệt.
d. Nguyên nhân: