ĐỀ ĐỌC HIỂU VÀO 10 – NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN NGỮ VĂN
Câu 1: Cho đoạn thơ sau:
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn cỏ, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
( Bác ơi, Tố Hữu)
- Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính cho đoạn thơ.
- Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và phân tích tác dụng.
- Gợi ý:
- Thể thơ tự do (7 chữ) 0,5 điểm
Phương thức biểu đạt chính cho đoạn thơ: biểu cảm (0,5 điểm)
- - biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ:
+ so sánh (Bác sống như trời đất của ta)
+ liệt kê (Yêu từng ngọn cỏ, mỗi cành hoa, Tự do cho mỗi đời nô lệ, Sữa để em thơ, lụa tặng già)
- tác dụng:
+ Ngợi ca sự cao cả, vĩ đại nhưng cũng thật gần gũi, thân thiết của Bác Hồ
+ Nhấn mạnh đối tượng quan tâm đặc biệt của Bác ( ngọn cỏ, cành hoa, đời nô lệ, em thơ, (cụ) già) ) đó là thiên nhiên tươi đẹp, là nhân loại cần lao.
+ Thể hiện tình yêu thương của Bác gắn liền với những hành động thiết thực, đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của từng đối tượng cụ thể (tự do cho nô lệ, sữa cho em thơ, lụa tặng già); với thái độ ân cần, trìu mến và tình yêu thương bao la Người dành cho tất thảy chúng ta.
+ Thể hiện lòng biết ơn sâu sắc, tình yêu thương, sự ngưỡng mộ của nhà thơ với Bác
+ lời thơ diễn đạt thật giản dị nhưng ý nghĩ thật sâu sắc, mang tính ngợi ca.
(nêu và chỉ đúng biện pháp tu từ cho 0,5 điểm; phân tích được tác dụng cho 0,5 điểm)
Câu 2: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
.... “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ ...”
(“Nhớ con sông quê hương” Tế Hanh)
a. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?
b. Xác định những phương thức biểu đạt?
c. Chỉ rõ các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên?
d. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó?
* Gợi ý:
a. Thể thơ: Tự do. (0,5 điểm)
b. Những phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. (0,5 điểm)
c. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
- Đảo ngữ: Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.
- Điệp ngữ: Khi, tụm, ôm, vào.
- Nhân hóa: Sông mở, ôm.
- So sánh: Bạn bè tôi với bầy chim non.
d. Tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Thể hiện tình cảm xúc động, sâu nặng thiêng liêng với quê hương, bạn bè. Lời thơ trở nên sinh động, gợi tả. Thể hiện tài diễn đạt, cảm nhận tài tình của tác giả. Tác động đến người đọc tình yêu quê hương. (0,5 điểm)
Câu 3: §äc ®o¹n th¬ sau vµ thùc hiÖn c¸c yªu cÇu ë díi:
Trë vÒ víi mÑ ta th«i
Gi÷a bao la mét kho¶ng trêi ®¾ng cay
MÑ kh«ng cßn n÷a ®Ó gÇy
Giã kh«ng cßn n÷a ®Ó lay tãc buån
Ngêi kh«ng cßn d¹i ®Ó kh«n
Nhí nhung råi còng vïi ch«n ®Êt mÒm.
(Trë vÒ víi mÑ ta th«i - §ång §øc Bèn)
a. X¸c ®Þnh thÓ th¬.
b. Ph¬ng thøc biÓu ®¹t chÝnh cña ®o¹n lµ g×?
c. ChØ râ c¸c biÖn ph¸p tu tõ cã trong ®o¹n th¬ trªn.
d. Nªu néi dung chÝnh cña ®o¹n th¬.
* Gợi ý:
a. ThÓ th¬: lôc b¸t (0,25 ®)
b. Ph¬ng thøc biÓu ®¹t chÝnh: biÓu c¶m (0,5 ®)
c. C¸c biÖn ph¸p tu tõ cã trong ®o¹n th¬ trªn:
Èn dô: kho¶ng trêi ®¾ng cay (0,25 ®)
§iÖp ng÷: kh«ng cßn (0,25 ®)
Nh©n hãa: tãc buån (0,25 ®)
d. Néi dung chÝnh cña ®o¹n th¬:
- H×nh ¶nh ngêi mÑ khæ cùc gian lao (0,25 ®)
- T×nh c¶m s©u nÆng víi mÑ (0,25 ®)
Câu 4: Cho đoạn thơ sau:
... " Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy, nặng phù sa".
(Theo chân Bác- Tố Hữu)
a, Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?
b, Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ mấy chữ?
c, Tìm và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ trên?
* Gợi ý:
a,PTBĐ chính của đoạn thơ là: Biểu cảm.(0,5 đ)
b, Đoạn thơ được làm theo thể thơ:7 chữ.(0,5 đ)
c, Chỉ ra được BPNT( 0,5 đ) nêu được tác dụng(o,5 đ)
-Điệp ngữ: Thương được nhắc lại 3 lần thể hiện tình yêu thương bao la rộng lon của Bác Hồ đối với con người và vạn vật.
So sánh: Sự hi sinh của Bác như dòng sông chảy nặng phù sa. Đó là sự hi sinh cao cả, lớn lao, thầm lặng.
Câu 5:
ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN
Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa. Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.