ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN HÓA HỌC 8
---oOo---
- TỰ LUẬN
Câu 1. Định nghĩa: moℓ, khối lượng moℓ, thể tích moℓ của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc). Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n), khối lượng (m) và thể tích (V).
Áp dụng :
- Tính số mol của: a) 11,2 gam Fe b) 15,68 lit khí N2 (đktc)
- Tính khối lượng của: a) 0,3 mol C6H12O6 b) 6,72 lit khí CO2 (đktc)
- Tính thể tích (ở đktc) của: a) 0,25 mol khí H2 b) 6,8 gam khí H2S
Câu 2. Cân bằng các PTHH và cho biết ý nghĩa của các PTHH sau :
1) Al + O2 → Al2O3
2) Fe + Cl2 → FeCl3
3) C2H6O + O2 → CO2 + H2O
4) C6H12 + O2
CO2 + H2O
5) Al + CuO → Al2O3 + Cu
6) H2 + Fe3O4 → H2O + Fe
7) KClO3 → KCl + O2
8) KNO3 → KNO2 + O2
9) Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O
10) FeCl3 + NaOH → Fe(OH)3 + NaCl
11) Na + H3PO4 → Na2HPO4 + H2
12) Na + H3PO4 → Na3PO4 + H2
13) Na + H3PO4 → NaH2PO4 + H2
14) C2H2 + O2 → CO2 + H2O
15) C4H10 + O2 → CO2 + H2O
16) K3PO4 + Mg(OH)2 → KOH + Mg3 (PO4)2
17) Mg + HCl → MgCl2 + H2
18) Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O
19) Al(OH)3 + HCl → AlCl3 + H2O
20) KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
Câu 3. Tính thành phần % mỗi nguyên tố có trong các hợp chất sau:
a) SO3 b) CuSO4 c) H3PO4 d) Al2(SO4)3
Câu 4. Xác định CTHH của:
a) A gồm 40% Cu, 20% S, 40% O, biết khối lượng mol của A là 160.
b) C gồm 32,39% Na, 22,53% S và O, biết khối lượng mol của C là 142.
c) E gồm 15,79 % Al, 28,07% S và 56,14% O, biết khối lượng mol của E là 342
Câu 5: Lập công thức hóa học của những hợp chất sau:
a) P (V) và O Fe (III) và Cl (I) Na (I) và O
b) Al (III) và (SO4) (II) Ca (II) và (NO3) (I) K (I) và (OH) (I)
Câu 6. Đốt cháy 8,8 gam hỗn hợp hai kim loại canxi và magie trong khí oxi thu được 13,6 gam hỗn hợp 2 oxit ( canxioxit và magieoxit ).
a. Viết các phương trình hóa học đã xảy ra
b. Tính khối lượng oxi đã tham gia phản ứng.
Câu 7. Biết thành phần chính của đá vôi là canxicacbonat (CaCO3).
Khi nung 220 gam đá vôi thì thu được 112 gam canxioxit (CaO) và 88 gam cacbonđioxit (CO2).
Tính thành phần phần trăm của canxicacbonat trong đá vôi.
Câu 8. Dẫn 11,2 gam khí CO tác dụng với sắt từ oxit Fe3O4 thu được 16,8 gam sắt và 17,6 gam khí cacbonic.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng trên
b) Tính khối lượng sắt từ oxit đã tham gia phản ứng
Làm tất cả các bài tập trong SGK, SBT và xem lại nội dung các
bài kiểm tra thường xuyên, giữa kì
-------------------------------------------------------
- Trắc nghiệm
Câu 1: Dãy nào sau đây mà tất cả các vật thể đều là vật thể nhân tạo?
A. Cây mía, con ếch, xe đạp. B. Xe đạp, ấm đun nước, cái bút bi.
C. Cây tre, con cá, con mèo. D. Máy vi tính, cái cặp, con chó.
Câu 2: Dãy nào sau đây mà tất cả các vật thể đều làm từ các vật liệu?
A. Cây mía, con ếch, xe đạp. B. Xe đạp, ấm đun nước, cái bình pha lê.
C. Cây tre, con cá, con mèo. D. Máy vi tính, cái cặp, con chó.
Câu 3: Một hỗn hợp gồm bột sắt và đồng, có thể tách riêng hai chất bằng cách nào sau đây?
A. Hòa tan vào nước. B. Lắng, lọc.
C. Dùng nam châm để hút. D. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Rượu etylic là một chất lỏng, có nhiệt độ sôi là 78,3oC và tan nhiều trong nước. Phương pháp tách riêng được rượu etylic từ hỗn hợp rượu etylic và nước là:
A. lọc. B. chiết. C. cô cạn. D. chưng cất.
Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 36, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Số hạt proton của X là:
A. 10. B. 12 C. 15 D. 18.
Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 73. Số hạt nơtron nhiều hơn số hạt electron là 4. Tổng số hạt mang điện có trong nguyên tử là
A. 46. B. 50. C. 54. D. 51.
Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có nguyên tử khối gấp 7 lần của nguyên tử nguyên tố Hidro, đó là nguyên tử nguyên tố nào. Cho biết số p và số e
A. Liti, số p=số e=3 B. Be, số p=số e= 4
C. Nito, số p=số e=7 D. Natri, số p=số e=11
Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố A có nguyên tử khối gấp 2 lần của nguyên tử nguyên tố Oxi, đó là nguyên tử nguyên tố nào. Cho biết số p và số e
A. Natri, số p=số e=11 B. Photpho, số p=số e= 15
C. Lưu huỳnh, số p=số e=16 D. Clo, số p=số e=17
Câu 9: Nguyên tử Fe có hóa trị II trong công thức nào
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe D. FeCl3
Câu 10: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng:
A. Số proton và nơtron B. Số nơtron
C. Số proton D. Số electron
Câu 11: Một nguyên tố hoá học tồn tại ở dạng đơn chất thì có thể:
A. Chỉ có một dạng đơn chất B. Chỉ có nhiều nhất là hai dạng đơn chất
C. Có hai hay nhiều dạng đơn chất D. Không biết được
Câu 12: Hai hợp chất có công thức hóa học nào sau đây có phân tử khối không bằng nhau?
A. MgCO3 và NaHCO3 B. Na2SO4 và CuSO4
C. CaO và KOH D. CaCO3 và KHCO3
Câu 13: Hợp chất nào sau đây có phân tử khối lớn nhất?
A. Fe2(SO4)3 B. KClO4 C. PbSO4 D. Ag2S
Câu 14: Hiện tượng nào là hiện tượng hóa học trong các hiện tượng thiên nhiên sau đây ?
A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần
B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa
C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường
D. Khi mưa giông thường có sấm sét