ĐỀ 2: Nhận xét về Truyện Kiều, có ý kiến cho rằng:
“Một tâm hồn cảm nhận được sự diễm lệ phong phú của thiên nhiên, một mối đồng cảm với số phận và tâm tư con người, đó là những yếu tố nhân văn kết hợp với bút lực tài hoa đã sáng tạo nên một trong những đoạn thơ nổi tiếng nhất trong Truyện Kiều".
Qua các đoạn trích “Cảnh ngày xuân” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) - SGK Ngữ văn 9 tập I ), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và nêu khái quát giá trị của Truyện Kiều
- Giới thiệu sơ lược nội hai đoạn trích “Cảnh ngày xuân” và “Kiều ở lầu Ngưng Bich”, trích dẫn nhận định.
II. Thân bài:
1.Giới thiệu khái quát về 2 đoạn trích:
Cảnh ngày xuân và Kiều ở lầu Ngưng Bích là 2 đoạn trích xuất sắc nhất trong TK. Đoạn trích Cảnh ngày xuân nằm ở phần đầu tác phẩm miêu tả lại bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng cùng khung cảnh lễ hội và cuộc du xuân của chị em TK. Doạn trích Kiều ở lầu NB miêu tả bức tranh thiên nhiên ngoại cảnh và tâm cảnh qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của ND. Với tình yêu thiên nhiên và trái tim nhân đạo, nhìn thấu nội tâm con người, ND đã thể hiện bút lực hết sức tài hoa qua việc miêu tả thiên nhiên và nội tâm nhân vật xuất sắc trong các đoạn trích.
2. Cảm nhận về nghệ thuật tả cảnh trong đoạn trích Cảnh ngày xuân:
“Cảnh ngày xuân” là đoạn thơ tiêu biểu nhất trong Truyện Kiều về bút pháp tả cảnh, tả tình của Nguyễn Du. Đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh thiên trực tiếp trong 4 câu thơ đầu và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 6 câu thơ cuối.
- Sử dụng nhiều hình ảnh đắt giá, sáng tạo như én đưa thoi, thiều quang chín chục, cỏ non, cành lê.
- Đặc biệt là bút pháp miêu tả :
+ Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên: bức tranh xuân tươi đẹp hiện ra chỉ cần điểm vài chi tiết qua cách gợi là chủ yếu.
+ Thủ pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo tập trung trong 6 câu cuối bài khi chị em Kiều du xuân trở về.
2. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”:
- Là đoạn trích có sự kết hợp giao hòa giữa cảnh vật và tâm trạng, thể hiện sự đặc sắc trong bút phap tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.
- Bốn câu thơ đầu là bức tranh hoang vắng của lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng nhân vật Thúy Kiều. Cảnh đẹp nhưng lạnh lùng hoang vắng càng làm rõ sự cô độc lẻ loi của nhân vật, cảnh vật nhuốm màu tâm trạng.
-Tám câu thơ cuối là bức tranh tâm tình đấy xúc động về ngoại cảnh và tâm cảnh.
-Điệp từ “buồn trông” và một loạt từ láy đã diễn tả nhiều cung bậc nỗi buồn của Thúy Kiều. Cảnh được cảm nhận qua con mắt của Thúy Kiều. Một bức tranh đa dạng, phong phú về ngoại cảnh và tâm cảnh đã khắc họa nỗi đau buồn, sợ hãi mà Kiều đang nếm trải, dự báo những song gió bão bùng mà nàng sẽ phải nếm trải trong 15 năm lưu lạc.
3. Nhận định, đánh giá:
Nếu ở đoạn trích Cảnh ngày xuân có kết cấu hợp lý, ngôn ngữ giàu chất tạo hình, kết hợp giữa bút pháp tả với bút phát gợi có tính chất điểm xuyết chấm phá, Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân thật đẹp, tươi vui, sống động, hữu hình, hữu sắc, hữu hương; một khung cảnh lễ hội mùa xuân tươi vui, nhộn nhịp, trong sáng thì đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã rất thành công ở bút pháp tả cảnh ngụ tình, mượn cảnh để diễn tả sâu sắc nội tâm nhân vật, mỗi một cảnh là một nét đau, nỗi lo, nỗi buồn tê tái của người con gái trong suốt quãng đời lưu lạc. đúng là phải có cái nhìn hết sức tinh tế và lòng nhân đạo cao cả, ông mới có đc những đoạn thơ hay đến thế. Thật đúng với nhận định.
“Một tâm hồn cảm nhận được sự diễm lệ phong phú của thiên nhiên, một mối đồng cảm với số phận và tâm tư con người, đó là những yếu tố nhân văn kết hợp với bút lực tài hoa đã sáng tạo nên một trong những đoạn thơ nổi tiếng nhất trong Truyện Kiều".
III. Kết bài:
Tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du. Khẳng định lại giá trị của hai đoạn trích có thể đưa câu nói của GS Đặng Thanh Lê vào cuối kết luận: “Sử dụng chủ yếu ngôn ngữ dân tộc để miêu tả cảnh vật thiên nhiên và miêu tả nội tâm con người là một đặc điểm trong phong cách ngôn ngữ thi ca Truyện Kiều”.
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần