ĐỀ 5: Tâm và Tài của Nguyễn Du trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (“Truyện Kiều”-SGK Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD, năm 2010).
I. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và “ Truyện Kiều”.
- Nêu vấn đề: tấm lòng và tài năng của Nguyễn Du được thể hiện rõ nét trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
- Tâm là tấm lòng, tư tưởng sâu sắc lớn lao mà Nguyễn Du gửi gắm trong “ Truyện Kiều”. Đó là tiếng ḷòng thương cảm trước số phận bi kịch của con người, là bản án lên án tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm cùng những khát vọng chân chính của con người, như khát vọng về quyền sống; khát vọng tự do công lý;khát vọng tình yêu hạnh phúc. Đây chính là tư tưởng nhân đạo- một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến “ Truyện Kiều” trở thành kiệt tác.
- Tài là ngòi bút nghệ thuật xuất chúng của Nguyễn Du tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của “Truyện Kiều”. Đó là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên nhiều phương diện: ngôn ngữ, thể loại, nghệ thuật tự sự, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, nghệ thuật khắc họa tính cách và miêu tả tâm lý nhân vật.
Trong “Truyện Kiều”, tâm và tài luôn hòa quyện để tạo nên một kiệt tác vừa có giá trị tư tưởng sâu sắc vừa có sức cuốn hút mãnh liệt. Có thể coi quan niệm của Nguyễn Du là bài học sáng tạo hết sức có ý nghĩa với người cầm bút.
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần