ĐỀ 6:
Nhận xét về Truyện Kiều, Mộng Liên Đường chủ nhân nói: Tố Như dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì không tài nào có được bút lực ấy.
Em hãy bình luận ý kiến trên.
a. Giải thích – “dụng tâm đã khổ”: “Truyện Kiều” là tâm huyết, là tiếng lòng của Nguyễn Du – “tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết”: với “Truyện Kiều” tài năng của Nguyễn Du trên các phương diện nghệ thuật: tự sự, tả cảnh, trữ tình (miêu tả nội tâm) đã đạt đến đỉnh cao. – “con mắt trông thấu sáu cõi”: tầm bao quát hiện thực rộng lớn – “tấm lòng nghĩ thấu nghìn đời”: tác phẩm đã đặt ra những tư tưởng, triết lí vượt thời gian, mang tầm nhân loại =>Đề cao giá trị của “Truyện Kiều” cũng như tài năng và tấm lòng của Nguyễn Du. |
b. Bình luận, chứng minh -“Truyện Kiều” thể hiện cái “dụng tâm đã khổ” của Nguyễn Du bởi tác phẩm là nỗi đau đớn lòng của tác giả trước những điều trông thấy, là sự xót xa cho những kiếp người. -“tự sự đã khéo”: so sánh với “Kim Vân Kiều truyện” để thấy sự sáng tạo trong cách kể chuyện của Nguyễn Du (lước bỏ bớt chi tiết li kì, dung tục; thay đổi trật tự sự kiện; kể theo điểm nhìn bên trong, theo dòng tâm lí nhân vật…) -“tả cảnh đã hệt”: tác giả miêu tả thiên nhiên vừa là phông nền, bối cảnh không gian cho câu chuyện vừa mượn thiên nhiên để thể hiện tâm trạng. -“đàm tình đã thiết”: nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc -“con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời: + Bức tranh hiện thực xã hội bao quát và rõ nét được thể hiện trong tác phẩm (xã hội chạy theo đồng tiền, bộ mặt quan lại, bọn buôn thịt bán người…) + Những vấn đề triết lí mang tầm thời đại: thân phận bé mọn của người phụ nữ, tài mệnh tương đố,… (Lưu ý: Hs vận dụng linh hoạt các đoạn trích đã học và đọc thêm để làm dẫn chứng minh họa) |