Ngày soạn: 07/9/2021 Ngày dạy: 09,10/9/2021
Chương I CƠ HỌC
Tuần 1 - Tiết 1 Bài 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học. Nêu được ví dụ về
chuyển động cơ học.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ học.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi đơn giản.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, nghiêm túc, hợp tác trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt bộ môn:
- K1: trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí.
- K4: vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp...) kiến thức vật lí vào tình huống thực tiễn.
- P8: xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả TN và rút ra nhận xét.
- X2: phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí.
- X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Thiết bị dạy học: SGK, giáo án, tranh hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK.
- Thiết bị thí nghiệm.
2. Học sinh
- Kiến thức, bài tập: Đọc trước bài 1: Chuyển động cơ học.
- Đồ dùng học tập: Bút, thước kẻ, SGK.
III. CHUỔI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt |
A. Hoạt động khởi động: Tổ chức tình huống học tập Mục tiêu: Giới thiệu nội dung chương trình Vật lí lớp 8 và tổ chức tình huống học tập. | ||
- GV giới thiệu chương trình Vật lí lớp 8, nội dung chương I. - GV đặt vấn đề như SGK. | - HS chú ý theo dõi. |
|
B. Hoạt động hình thành kiến thức | ||
Hoạt động 1: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? Mục tiêu: Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học. | ||
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu C1. - GV yêu cầu HS thảo luận, thống nhất cách chung để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên. - GV giới thiệu khái niệm chuyển động cơ học. - GV cho HS trả lời câu C2 và C3. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Khuyến khích HS trình bày kết quả hoạt động học. - Phân tích đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ
| Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận trả lời câu C1. - HS chú ý theo dõi.
- HS làm việc cá nhân trả lời câu C2, C3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Đại diện học sinh trả lời C1, C2, C3. | I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? - Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học. - Vật không thay đổi vị trí so với vật mốc thì được coi là đứng yên so với vật mốc. |