5 ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 CHỮ-LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGẮN
1. Viết đoạn văn ngắn(khoảng 200 chữ)bàn về Bản Lĩnh.
Trong cuộc sống của mỗi con người muốn đạt được thành công,chúng ta không thể thiếu bản lĩnh.Vậy bản lĩnh là gì và tại sao lại đóng vai trò quan trọng đến vậy? Bởi bản lĩnh là những vấn đề quyết định một cách độc lập,không vì áp lực bên ngoài mà dễ dàng thay đổi.Một con người bản lĩnh luôn dám nghĩ,dám làm,dám đương đầu với thử thách khó khăn và không bao giờ chối bỏ trách nhiệm của mình. Nhờ vậy,trên đường đời với vô số chông gai,họ luôn giữ cho mình một tinh thần sắt đá,phong thái điềm tĩnh,sự kiên định đáng ngưỡng mộ và dễ dàng dành được sự tín nhiệm,tôn trọng từ những người xung quanh.Oprah Winfrey là một tấm gương tiêu biểu.Sinh ra tại một khuổchuột,lớn lên với người cha nghiện ngập, thậm chí đã từng bị xâm hại tình dục,bà vẫn kiên cường vượt qua mọi định kiến, gian nan để trở thành tỉ phú da màuởtuổi 40 cũng như truyền cảm hứng cho biết bao mảnh đời bất hạnh.Tuy nhiên trong xã hội ngày nay vẫn còn một số người thiếu bản lĩnh trong cuộc sống,ngại khó,ngại khổ,luôn đổ lỗi cho số phận.Chính vì vậy họ mãi mãi không bao giờ chạm đến ngưỡng cửa thành công.Bản thân mỗi chúng ta hiểu được giá trị của bản lĩnh vì vậy cần xây dựng cho riêng mình một bản lĩnh vững vàng bằng cách không ngừng trau dồi tri thức,kĩ năng sống cũng như nhân cách.Hơn tất thảy,tuyệt đối không được nhầm lẫn giữa bản lĩnh với sự tự phụ hay bảo thủ.Bởi như John Ruskin từng nói,“bản lĩnh là sự hợp nhất của kinh nghiệm,trí tuệ và đam mê trong guồng hành động”.
2. Viết đoạn văn ngăn(khoảng 200 chữ)bản về“Lòng dũng cảm”
Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quýởmỗi con người.Dùởnơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm.Dũng cảm là không sợ nguy hiểm,khó khăn.Người có lòng dũng cảm là người không run sợ,không hèn nhát,dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác,các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí,chính nghĩa.Dũng cảm là sẵn sàng hy sinh bản thân mình để cứu giúp những người khó khăn hoạn nạn.Trong chiến tranh,nhờ những tấm gương dũng cảm như Võ Thị Sáu,Nguyễn Văn Trỗi,La Văn Cầu ... và bao tấm gương thương binh,liệt sĩ mà đất nước mới có được nền độc lập.Trong hoà bình những người lính,những chiến sĩ công an dũng cảm đấu tranh 1 với tội phạm để bảo vệ bình yên cho nhân dân.Người dũng cảm là người bản lĩnh, dám đương đầu và không lùi bước.Và cũng như bản lĩnh,dũng cảm sẽ giúp con người vươn đến thành công.Người dũng cảm luôn được mọi người yêu mến và quý trọng.Qua đây ta cũng cần phê phán những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh,mù quáng,bất chấp công lí.Phê phán những kẻ hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh,không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.Dũng cảm là cần thiết,vì vậy cần rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày. Luôn đấu tranh loại bỏ sự hèn nhát,rèn cho mìnhýchí,nghị lực,bản lĩnh.Hãy nhớ rằng,hèn nhát là bóng tối đẩy lùi bước tiến của xã hội và chỉ có dũng cảm mới có thể dẫn lối soi đường cho ta thoát khỏi con đường hầm tăm tối đó.
3. Viết đoạn văn ngắn(khoảng 200 chữ)bàn về vai trò củaÝChí(Nghị lực)
Muốn vượt qua gian nan thử thách trên đường đời,con người không thể thiếu đi nghị lực.Vậy nghị lực là gì? Đó là là ý chí,là bản lĩnh,lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống.Người giàu nghị lực luôn có sức sống mạnh mẽ,dám đương đầu với mọi thử thách khó khăn, kiên trì vượt qua nghịch cảnh để đi đến thành công. Trong thực tế,ta có thể bắt gặp không ít con người như vậy.Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujick sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận,Stephen Hawking bị bại liệt ở tuổi ngoài 20 và được ngợi ca là nhà vật lí học đương đại nổi tiếng nhất ... Họ chính là những tấm gương sáng,đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí,nghị lực và sự quyết tâm.Vậy nhưng,trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷl ại,dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu,ýchí tiến thủ.Không chỉ tự đưa mình vào ngõ cụt,những người như vậy còn kéo lùi dòng chảy văn minh của nhân loại,trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này,không ngừng rèn đức luyện,nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Bởi đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói,“Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”.
4. Viết đoạn văn ngắn(khoảng 200)chữ bàn về tính Trung Thực.
Wiliam Sh.Peare từng nói:“Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”.Vậy “trung thực”là gì?“Trung thực”nghĩa là ngay thẳng,thật thà,nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật,dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.Trong cuộc sống,người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật,chân lý và lẽ phải.Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người.Trung thực mang đến giá trị lòng tin làm cho cuộc sống xã hội và các mối quan hệ trở nên bền vững. Chúng ta luôn trung thực,thẳng thắn thì luôn có kết quả tốt đẹp vì đem lại lòng tin cho mọi người.Lúc làm sai–người trung thực luôn dũng cảm nhận trách nhiệm, biết sửa sai.Trung thực làm cho xã hội,cộng đồng luôn trong sạch,đẩy lùi được sự tha hoá đạo đức.Trung thực làm cho sự gian dối,giả tạo không còn đất sống.Lòng trung thực mặc dù không đem lại cho ta sự giàu có và quyền lực,nhưng nó mang đến cho ta một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa người với người.Ngược lại,gian dối và không trung thực sẽ biến con người ta thành những kẻ giả tạo,đạo đức con người dần dần bị hạ thấp,phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Cũng qua đây chúng ta cần rút ra bài học cho mình:là một con người sống trong xã hội hiện đại,đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân,cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình,trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên,đất nước ngày một phát triển hơn nữa.
5. Viết đoạn văn ngắn(khoảng 200 chữ)bàn về Cống Hiến
Peter Marshall-Giáo của Thượng nghị viện Mỹ từng nói:“Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến”.Cống hiến là đóng góp công sức, đóng góp những thứ từ bình thường đến quý giá cho sự nghiệp chung của mọi người,của đất nước.Suy rộng hơn,cống hiển chính là góp phần xây dựng thế giới ngày một văn minh,tân tiến hơn.Người biết cống hiển được tôn trọng và kính nể rất nhiều.Bởi khi ta biết cống hiến,chính là lúc ta biết đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân.Biết hi sinh lợi ích của mình vì cộng đồng.Để làm được điều này,ta cần phải mở rộng tầm nhìn của mình đối với thế giới,tránh xa những nông cạn,vị kỉ,nhỏ nhen.Việc cống hiến còn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và tâm hồn mình hơn,như biết bao dung hơn,trở thành người quảng đại hơn,yêu thương con người nhiều hơn.“Cống hiến”-hai chữ với hai thanh sắc- khiến ta liên tưởng đến điều gì lớn lao,xa xăm,ta nghĩ chỉ những người xuất chúng mới có khả năng cống hiến cho nhân loại.Như những sáng tạo,những phát minh,tìm kiếm khoa học được đánh giá cao của Mark Zuckerberg-ông chủ của trang mạng xã hội lớn nhất thế giới-Facebook, Marie Curie với phát hiện vĩ đại cho nền công nghiệp phóng xạ-Uranium.Nhưng chữ “cống hiển” cũng rất đời thường.Đó là sự chăm chỉ lao động của người nông dân,là sự miệt mài với công việc của người trí thức, là sự hăng say trong học tập của lớp trẻ.Phải chăng đó là hình ảnh giản dị của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long,là các anh lính biên phòng hay hải đảo xa xôi đang ngày đêm canh giữ bình yên cho đất nước.Và cao hơn cả cống hiến,chính là đức hy sinh.Hãy nhớ về những vị anh hùng hữu danh, vô danh,họ đã hy sinh cả mạng sống để cho đất nước được yên tiếng súng,được độc lập tự do.Từ đó,nhắc nhở bản thân mỗi chúng ta phải biết sống vì mọi người, sống vì đất nước,dân tộc và“Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”