https://dehocsinhgioi.com/ - Clb Học Sinh Giỏi Hà Nội - Sdt 0898.666.919
Giáo án dạy chuyên đề HSG Ngữ văn 10
Ngày soạn : 05/09/2017
TIẾT 1-2.
ÔN TẬP ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
……………………………………………………………………………………………………….
2. Kĩ năng
- Luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản và tiếp nhận văn bản bằng việc luyện đề đọc hiểu văn bản.
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất
- Tư duy tổng hợp, vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học về văn bản; chăm chỉ và nỗ lực
làm bài tập.
4. Định hướng phát triển năng lực HS
- Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực thẩm mỹ,
Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác.
- Năng lực riêng: cảm thụ thẩm mĩ, Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
B. PHƯƠNG TIỆN
- GV : Giáo án, tài liệu tham khảo, đề đọc hiểu.
- HS: Vở ghi.
C. PHƯƠNG PHÁP
- HS thực hành, thảo luận nhóm, GV hướng dẫn, chốt đáp án, khắc sâu những kiến thức quan
trọng.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
Lớp
Thứ (Ngày dạy)
Sĩ số
HS vắng
10A8
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra tài liệu, đồ dùng học tập của HS (vở ghi).
3. Bài mới
I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT
1. Các phương thức biểu đạt
1.1. Tự sự (kể chuyện, tường thuật):
– Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn
đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
1.2.Miêu tả.
– Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người
(Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.
1.3. Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
1.4.Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ
chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.
1.5.Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về 1 sự
vật, hiện tượng nào đó cho người đọc , người nghe
2. Phép liên kết : Thế – Lặp – Nối- Liên tưởng – Tương phản – Tỉnh lược
Các phép liên kết
Đặc điểm nhận diện
1
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần