Sách Cảo Thơm (Chuyên sách tham khảo và tài liệu Bồi dưỡng HSG Văn)
90 TÌNH HUỐNG SP VÀ CÁCH XỬ LÝ
Các tình huống và hướng phân tích, ứng xử mà giáo viên làm công tác chủ
nhiệm có thể tham khảo. (tài liệu sưu tầm)
Câu 1: Học sinh mất tiền trong lớp.
Hồi trống báo hiệu bắt đầu tiết học thứ hai vang lên, tôi bước vào lớp. Nhưng
bài học mới chỉ bắt đầu được vài phút thì một em học sinh đứng lên thất thanh:
“Thưa... ưa... ưa... cô em bị mất tiền. Em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ
ra chơi em vào thì đã không thấy đâu ".
Cả lớp nhốn nháo, em học sinh không ngừng khóc. Vào hoàn cảnh của tôi lúc
đó bạn sẽ làm gì?
1. Bạn yêu cầu học sinh đó ngồi xuống và nói: “Tiền em mang đi thì phải cất
giữ cẩn thận, bây giờ trót mất rồi cô biết làm thế nào”, và khuyên em đó đành
cho qua vì cũng không đáng là bao.
2. Bạn dừng ngay bài giảng của mình và tiến hành truy tìm thủ phạm.
3. Bạn ân cần nói với học sinh cứ bình tĩnh ngồi xuống tiếp tục học. Sau đó
bạn cố gắng kết thúc bài sớm, dành ra 10 - 15 phút để giải quyết vấn đề của em.
Bạn sẽ dùng lời lẽ nghiêm khắc nhưng ân cần để thuyết phục em học sinh nào đã
trót lấy tự giác trả lại cho bạn?
Đây là vấn đề liên quan đến chuyện tiền bạc nên các em không thể tự giải quyết mà
chắc chắn sẽ tìm đến sự giúp đỡ của giáo viên. Và dù số tiền đó là ít hay nhiều thì
bạn vẫn phải đứng ra phân giải để chấm dứt ngay hiện tượng lấy trộm tiền của
nhau trong lớp học.
Nhưng ngặt một nỗi đây là chuyện đã xảy ra trong giờ ra chơi, không một ai để ý
nên chắc chắn không hy vọng gì có được nhân chứng. Chính vì thế nhiều giáo viên
đã chọn cách xử lý 1 vì như thế bạn cũng không mất thời gian đi “mò kim đáy bể”
mà lại làm mất tiết học của cả lớp. Và một số tiền “không đáng bao nhiêu” ấy bạn
khuyên em nên về nhà xin lại bố mẹ. Nhưng như thế là bạn đã cố tình làm ngơ để
cho tật xấu trộm cắp tiền của bạn bè ngang nhiên tồn tại trong lớp học. Và lần sau
biết đâu lại là một em học sinh khác cũng kêu mất tiền! Bạn khuyên em nên cho
qua vì theo suy nghĩ của bạn nó chẳng đáng bao nhiêu. Nhưng bạn có nghĩ đến tình
huống phụ huynh học sinh sẽ nghĩ gì khi con họ thông báo là bị mất tiền ngay ở
trong lớp học mà cô giáo không có biện pháp gì. Còn nữa nếu đó là một em có
hoàn cảnh gia đình khó khăn thì khoản tiền đó cũng đáng kể đấy chứ!
Cũng có nhiều người cho rằng đây là vấn đề rất nghiêm trọng ở lứa tuổi học trò
nên cho dừng ngay tiết học và truy tìm thủ phạm. Trong tình huống mất tiền không
rõ ràng như thế liệu bạn có chắc chắn vào khả năng “phá án” của mình?
Bạn có nghĩ đến trường hợp sau một thời gian căng thẳng cố gắng đến mấy bạn
Sách Cảo Thơm (Chuyên sách tham khảo và tài liệu Bồi dưỡng HSG Văn)
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần