Chương 2: VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu :
- Nêu được các bộ phận chính của xương,chức năng của bộ xương.Nêu đặc điểm cấu tạo chức năngcác loại khớp.
- Nêu được sự dài ra và to ra của xương,phân biệt xương ngắn xương dài.
- Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ.So sánh sự khác nhau giữa bộ xương người so bộ xương thú.
- Vận dụng làm bài tập.
II. Chuẩn bị tài liệu thiết bị dạy học:
SGK,SGV sinh học 8,ôntập sinh học 8,để học tốt sinh học8.
III. Các nội dung cơ bản:
BỘ XƯƠNG
I. Các phần chính của bộ xương:
Bộ xương gồm: Xương đầu, xương thân, xương chi
1. Xương đầu: gồm xương sọ và xương mặt
a. Xương sọ: gồm 8 xương dẹt, cong khớp với nhau bằng khớp bất động (khớp răng cưa), tạo khoang chứa não.
b. Xương mặt: gồm 6 đôi xương chẵn kết hợp với nhau thành một khối. 3 xương lẻ trong đó có xương hàm dưới cử động được.
2. Xương thân: gồm cột sống và lồng ngực.
a. Cột sống: gồm 33 – 34 đốt xếp chồng lên nhau, ở giữa có lỗ tủy chứa tủy sống, giữa 2 đốt sống có đĩa sụn giúp cột sống cử động dễ dàng (khớp bán động), hai bên chỗ tiết giáp 2 đốt sống có lỗ gian đốt để dây thần kinh và mạch máu đi qua.
Cột sống có hình chữ S, gồm 5 đoạn ( đoạn cổ có 7 đốt, đoạn ngực có 12 đốt, đoạn thắt lưng có 5 đốt, đoạn cùng có 5 đốt dính nhau, đoạn ngực có 3 - 4 đốt dính nhau, cột sống có 4 chỗ cong làm trọng tâm cơ thể dồn về 2 chân giúp cho cơ thể đứng thẳng.
b. Lồng ngực: cấu tạo bởi 12 đốt sống ngực. mỗi đốt khớp với một đôi xương sườn. Có 10 đôi xương sườn trên đi từ sau ra trước nối với xương ức tạo nên lồng ngực. Còn 2 đôi xương sườn dưới không nối với xương ức (xương sườn cụt). Nhờ đó khi hô hấp lồng ngực có thể nâng lên, hạ xuống dễ dàng. Do con người có dáng đứng thẳng nên lồng ngực không bị kẹp giữa 2 chi trước nên lồng ngưc phát triển nở rộng ra hai bên.
3. Xương chi: gồm xương chi trên và xương chi dưới có các phần tương tự nhau, nhưng cũng có những phần khác nhau để phù hợp chức năng lao động và đứng thẳng.
a. Xương chi trên: gắn với cột sống nhờ xương đai vai.
- Xương đai vai: gồm xương bả vai và xương đòn.
- Xương tay: gồm xương cánh tay, xương cẳng tay (có xương trụ và xương quay), các xương cổ tay, các xương bàn tay và các xương ngón tay.
b. Xương chi dưới: gắn với cột sống nhờ xương đai hông.
- Xương đai hông gồm 3 đôi là xương chậu, xương háng, xương ngồi gắn với xương cùng và gắn với nhau tạo thành xương chậu vững chắc.
- Xương chân: gồm xương đùi, xương bánh chè, xương cẳng chân (có xương chày và xương mác), các xương cổ chân ( có xương gót lớn, phát triển về phía sau), các xương bàn chân và các xương ngón chân.
II. Khớp xương.
Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương.
- Có 3 loại khớp xương: khớp động, khớp bán động, khớp bất động
1. Khớp động: Cử động dễ dàng, linh hoạt. Ví dụ : Khớp ở tay, chân như: Khớp đầu gối, khớp ở cổ tay, cổ chân, …. Khớp động có cấu tạo: gồm hai đầu xương, mặt khớp mỗi đầu xương có sụn trơn nhẵn, đàn hồi để giảm ma sát, có dây chằng nối hai đầu xương với nhau. Giữa khớp có bao hoạt dịch (bao chứa dịch khớp) ngăn đôi hai xương và tiết ra chất dịch nhờn (giảm ma sát) giúp hai đầu xương chuyển động dễ dàng. Ví dụ: Khớp đầu gối, khớp khủy tay, khớp cổ tay…
2. Khớp bán động: gồm hai đầu xương, mặt khớp mỗi đầu xương có sụn trơn nhẵn, đàn hồi, giữa khớp có đĩa sụn làm hạn chế cử động của khớp Ví dụ: Khớp cột sống. ở trẻ em đĩa sụn đàn hồi tốt nên cột sống mềm mại, dễ uốn. người già đĩa sụn dẹp lại nên cột sống cử động khó khăn.
3. khớp bất động: là các khớp ở xương sọ, xương mặt. Các khớp cố định nhờ các răng cưa nhỏ hoặc mép xương lợp vẩy cá nên không cử động được.
4. Ý nghĩa của các loại khớp với hoạt động của cơ thể.
Sự hình thành các loại khớp khác nhau ở các phần cơ thể thể hiện sự thích nghi giữa cấu tạo và chức năng hoạt động của cơ thể.