PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
ĐỀ CHUYÊN BẮC GIANG 2016 LẦN 1
Đọc đoạn văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Tại Paris, các lãnh đạo thế giới đang thảo luận về con số 2 độ C. Nghe có vẻ đó là một mục tiêu đơn giản nhưng trên thực tế nó rất lớn. Sự gia tăng như vậy trong nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ đưa con người vào một thế giới chưa từng được biết đến trong lịch sử. Và hậu quả tiềm tàng là gì? Hãy nghĩ tới một sa mạc tồi tệ. Hán hán sẽ gia tăng. Cháy rừng sẽ tăng gấp 8 lần mức độ hiện thời. Các cuộc chiến vì nguồn nước sạch. Động vật và cây cối sẽ tuyệt chủng theo hiệu ứng domino. Mùa màng sẽ thất bát. Làn sóng người di cư sẽ ồ ạt rời khỏi các thành phố ven biển do nước biển dâng để tìm kiếm thức ăn và nơi ở mới.
(Vì sao COP 21 quan trọng với thế giới? – Báo điện tử Dân trí ngày 01 tháng 12 năm 2015). Câu 1: Đoạn văn đề cập đến vấn đề gì? (0,25 điểm)
Câu 2: “COP” là từ viết tắt của cụm từ nào? Vì sao gọi là COP 21? (0,25 điểm)
Câu 3: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản? (0,5 điểm)
Câu 4: Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn bản? (0,5 điểm)
Đọc tiếp đoạn văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Mũi Cà Mau: Mầm đất tươi non Mấy mươi
đời lần luôn ra biển; Phù sa vạn dặm tới
đây tuôn Lắng lại và chân người bước đến
Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.
(Mũi Cà Mau – Xuân Diệu)
Câu 5: Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ? (0,25 điểm)
Câu 6: Vì sao nhà thơ Xuân Diệu gọi Mũi Cà Mau là “mầm” mà không gọi là mảnh hay miền đất? Hình ảnh “Mầm đất” đó liệu có còn đúng nữa không trong tương lai? (0,5 điểm) Câu 7: Xác định và chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: (0,5 điểm)
Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau
Câu 8: Từ hình ảnh “Tổ quốc – con tàu” của Xuân Diệu hãy liên tưởng đến một vài hình ảnh đẹp khác về Tổ quốc qua những trải nghiệm thơ ca của anh/chị? (0,25 điểm).