BIỆN PHÁP TU TỪ LÀ GÌ?
a – Khái niệm
Biện pháp tu từ hay còn được gọi là biện pháp nghệ thuật, thủ pháp nghệ thuật là việc sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó như từ, câu, văn bản… trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ra ấn tượng với người đọc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện.
b – Biện pháp tu từ trong văn bản nghệ thuật là gì?
Trong văn bản nghệ thuật, người ta có thể sử dụng một hoặc nhiều biện pháp tu từ khác nhau và thậm chí có thể khai thác tối đa sức mạnh nghệ thuật của một vài biện pháp tu từ đó. Đây là biện pháp được sử dụng nhiều trong văn học .
c – Tác dụng của biện pháp tu từ
- Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho con người, cảnh vật, thiên nhiên.
- Thu hút người đọc, người nghe.
- Thể hiện sự đa dạng và độc đáo về từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt.
- Giúp người đọc, người nghe dễ nhớ, tạo ấn tượng cho người đọc.
- Thể hiện tâm tư, tình cảm, cảm xúc của tác giả.
![Các biện pháp tu từ về từ thường gặp | Luyện dạng đọc hiểu](/documents/view/ba9bf6a7-fcbf-413a-8860-ed532c2c827d/image.png)
Phân loại các phép tu từ trong tiếng Việt
Ngữ pháp tiếng Việt đa dạng về cách sử dụng các phép tu từ, nhưng về cơ bản được chia thành 3 loại chính gồm những biện pháp tu từ hãy cùng theo dõi :
Xin trả lời cho các bạ còn đang thắc mắc có mấy loại biện pháp tu từ là có 3 loại chính biện pháp tu từ gồm :
a – Biện pháp tu từ ngữ âm
Được chia thành 4 loại chính gồm:
- Điệp âm
- Điệp vần: cách gieo vần
- Điệp thanh: phối hợp thanh bằng, thanh trắc.
- Nhịp: Cách ngắt nhịp dài, ngắn.
b – Biện pháp tu từ cú pháp
Gồm có 3 dạng chính gồm:
- Phép lặp cú pháp: Lặp lại cấu trúc ngữ pháp.
- Liệt kê: Kể ra các yếu tố quan hệ đồng đẳng.
- Đảo ngữ: đảo lộn trật tự cú pháp câu.
c – Biện pháp tu từ từ vựng
Đây là phép tu từ đa dạng nhất, thường được sử dụng trong văn thơ và xuất hiện nhiều trong các kỳ thi quan trọng. Gồm có 8 loại chính là: So sánh, hoán dụ, ẩn dụ, nhân hóa, phép điệp, liệt kê, nói quá, nói giảm – nói tránh, chơi chữ, phép đối…
Các biện pháp tu từ thường gặp nhất
1 – Biện pháp so sánh
Khái niệm: So sánh là phép đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
Tác dụng phép so sánh: Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng bay bổng, phong phú.
Phân loại: Có 2 kiểu so sánh chính là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
2 – Biện pháp ẩn dụ
Khái niệm: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Tác dụng: Tạo tính hàm súc và hình tượng cao cho câu văn, câu thơ.
Các kiểu ẩn dụ:
- Ẩn dụ phẩm chất.
- Ẩn dụ hình thức.
- Ẩn dụ cách thức.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
3 – Biện pháp hoán dụ
Khái niệm: Hoán dụ là phép gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự biểu đạt.
Tác dụng: Tăng sức gợi cảm, làm cho câu văn, đoạn thơ hàm súc hơn, giàu hình tượng hơn.
Phân loại:
- Lấy bộ phận để chỉ toàn thể.
- Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng.
- Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật.
- Lấy vật dùng để chỉ người dùng.
- Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng.
4 – Biện pháp nhân hóa
Khái niệm: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ vốn gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Tác dụng: giúp sự vật trở nên sống động, gần gũi, lời văn, câu thơ có tính biểu cảm cao.