DẠY NGỮ VĂN THEO CT MỚI – CHO HỌC SINH GHI BÀI NHƯ THẾ NÀO?
Khi tiếp cận chương trình Ngữ văn mới, một trong những băn khoăn của thầy cô đó là:
sẽ cho học sinh ghi bài như thế nào? Làm sao để học sinh ghi bài chỉn chu, đầy đủ khi
lớp học tổ chức nhiều hoạt động thảo luận, khi không có nội dung cố định và vai trò chủ
động của học sinh được đặt lên hàng đầu? Bài viết này sẽ giúp thầy cô trả lời phần nào
câu hỏi ấy.
I. Chúng ta đang HS ghi bài như thế nào và vì sao chúng ta chọn như vậy?
Hiện nay, cách thầy cô vẫn thường soạn sẵn một nội dung ghi bài là những phần kiến
thức cô đọng, ngắn gọn của bài học để viết lên bảng hoặc đọc cho học sinh chép, mỗi
bài học như vậy cô đọng khoảng một đến hai trang tập.
Phần ghi bài của giáo viên phải đảm bảo tóm gọn được những kiến thức học sinh cần
nhớ, khi về nhà học sinh sẽ mở tập ra học thuộc, phần kiểm tra sau đó cũng sẽ xoay
quanh những nội dung này, có vận dụng, mở rộng, liên hệ.
Cách ghi bài này rất hiệu quả với hướng tiếp cận nội dung mà chúng ta giảng dạy hiện
nay. Những phần ghi bài ngắn gọn, súc tích sẽ giúp học sinh cô đọng những đơn vị kiến
thức cần nhớ, và do đó việc học hiệu quả hơn.
Tuy vậy, khi chuyển từ dạy học theo nội dung sang dạy học phát triển năng lực, thầy cô
bắt đầu nhận ra cách ghi bài này không còn phù hợp với yêu cầu của chương trình mới,
sách giáo khoa mới và các phương pháp dạy học mới.
II. Việc ghi bài của học sinh khi học chương trình mới có gì khác?
“Không biết cho học sinh ghi cái gì!” – đó có thể là cảm nhận của thầy cô khi bắt đầu
dạy Ngữ văn theo chương trình mới. Nhưng trước khi đi vào vấn đề này, chúng ta cùng
xem xét những điểm khác biệt trong việc ghi bài của học sinh khi học chương trình Ngữ
văn mới.
Chương trình mới chọn hướng tiếp cận hình thành năng lực, do đó câu hỏi giáo viên cần
trả lời là: Sau bài học này, học sinh sẽ LÀM ĐƯỢC GÌ? (Khác với cách tiếp cận nội
dung trước đây, trả lời cho câu hỏi: Sau bài học này, học sinh sẽ BIẾT ĐƯỢC GÌ?).
Năng lực là sự tổng hoà giữa kiến thức, kĩ năng, và thái độ, có thể định lượng qua các
hoạt động cụ thể, các sản phẩm cụ thể của học sinh trong quá trình học tập.
Do vậy, chúng ta cần thay đổi cách hình dung về tập ghi bài của học sinh: Đó không còn
chỉ là phần ghi những kiến thức cần nhớ, mà là phần ghi chú những chỉ dẫn cần thiết để
khi kết hợp với đọc SGK, học sinh sẽ BIẾT CÁCH thực hiện các nhiệm vụ đọc, viết,
nói, nghe. Như vậy, những nội dung kiên thức cần nhớ, cần biết chỉ là một phần trong
nội dung ghi bài, có thể được viết ngắn gọn dưới dạng chi dẫn, hoặc trình bày ngắn gọn
thành sơ đồ, bảng biểu.
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần