Ngày soạn:...../.... / 2019
Ngày dạy::...../.... / 2019
Chuyên đề 1: Rèn kỹ năng viết đoạn văn cảm thụ văn học
I. Mục tiêu bài dạy
1) Kiến thức: Giúp học sinh củng cố lý thuyết thế nào là cảm thụ văn học, kỹ năng cần có
khi viết đoạn văn cảm thụ văn học.
2) Kỹ năng: Giúp cho học sinh, có kỹ năng viết một đoạn văn về cảm thụ văn học, có năng
lực cảm thụ văn học một các sâu sắc tinh tế.
3) Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê yêu thích môn văn, kiên trì rèn luyện kỹ
năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.
* Trọng tâm: Luyện tập rèn kỹ năng
II. Chuẩn bị
+ Thầy: SGK, SGV, tài liệu liên quan, GA
+ Trò: SGK, vở ghi chép, tài liệu liên quan
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1)
ổn định tổ chức
2)
KTBC
3)
Bài mới
Phương pháp
Nội dung hoạt động
- GV: Gọi HS nêu cách
hiểu.
- GV: Nhận xét
- GV: Chốt ý, yêu cầu
học sinh ghi.
GV: nêu kỹ năng cần
có khi viết văn CTVH
- GV nêu các bước khi
viết đoạn văn CTVH.
- Bước 1 ?
- Bước 2 ?
- Bước 3 ?
A. LÝ THUYẾT
I. Khái niệm: Thế nào là cảm thụ văn học
1. Cảm thụ văn học ( CTVH) là sự cảm nhận những giá trị nổi bật,
những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ trong văn học, thể hiện trong
tác phẩm ( cuốn truyện, bài văn, bài thơ) hay một bộ phận của tác
phẩm ( đoạn văn, đoạn thơ) thậm chí là một từ ngữ trong câu văn,
câu thơ.
2. Kỹ năng cần có khi viết đoạn văn CTVH
- Khi đọc hoặc nghe một câu chuyện, một bài thơ mà ta không
những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi “
Nhập thân” với những gì đã đọc. Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng và
rung động thật sự sẽ giúp ta viết bài văn cảm thụ tốt.
3. Các bước khi viết đoạn văn CTVH
Bước 1: Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập ( Trả lời được
điều gì? Nêu bật được ý gì?)
Bước 2: Đọc và tìm hiểu về câu thơ ( câu văn) hay đoạn trích.
- Đọc: Đọc diễn cảm đúng ngữ điệu ( đọc thành tiếng, đọc thầm) đọc
đúng, diễn cảm sẽ giúp mạch thơ, mạch văn thấm vào hồn các em
một cách tự nhiên, gây cho các em những cảm xúc, ấn tượng trước
những tín hiệu nghệ thuật xuất hiện.
- Tìm hiểu: Dựa vào yêu cầu cụ thể của bài tập như cách dùng từ,
đặt câu, cách dùng hình ảnh chi tiết, cách sử dụng biện pháp nghệ
thuật quen thuộc như so sánh, nhân hóa cùng với những cảm nhận
ban đầu, qua việc đọc sẽ giúp các em cảm nhận được nội dung, ý
nghĩa đẹp đẽ, sâu sắc toát ra từ câu thơ, câu văn.
Bước 3: Viết đoạn văn khoảng 10 - 12 dòng, hướng vào yêu cầu của
đề bài.
- Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “Mở đoạn” để dắt người
1
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần