CẢM THỤ VĂN HỌC
Một số link ôn tập về cảm thụ văn học và cảm thụ thơ. Hạn tự luyện 18.11
Link cảm thụ thơ: https://quizizz.com/join?gc=51835699
Link thơ và kỹ năng phân tích thơ: https://quizizz.com/join?gc=28767027
Link cảm nhận thơ: https://quizizz.com/join?gc=51311411
Link các thể thơ trung đại: https://quizizz.com/join?gc=03076915
Để làm được một bài tập về CTVH đạt kết quả tốt, các em cần thực hiện đầy đủ cácc bước sau:
*Bước 1: Đọc kĩ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (yêu cầu phải trả lời được điều gì? Cần nêu bật được ý gì?…)
*Bước 2: Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn) hay đoạn trích được nêu trong đề bài.
- Đọc : Đọc diễn cảm, đúng ngữ điệu (có thể đọc thành tiếng hoặc đọc thầm). Việc đọc đúng, đọc diễn cảm sẽ giúp mạch thơ, mạch văn thấm vào tâm hồn các em một cách tự nhiên, gây cho các em những cảm xúc, ấn tượng trước những tín hiệu nghệ thuật xuất hiện trong đoạn văn, đoạn thơ.
- Tìm hiểu: Dựa vào yêu cầu cụ thể của bài tập như cách dùng từ, đặt câu, cách dùng hình ảnh, chi tiết, cách sử dụng biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hoá,…cùng với những cảm nhận ban đầu qua cách đọc sẽ giúp các em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa đẹp đẽ, sâu sắc toát ra từ câu thơ (câu văn).
*Bước 3: Viết đoạn văn hướng vào yêu cầu của đề bài. Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “mở đoạn” để dẫn dắt người đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính; tiếp đó, cần nêu rõ các ý theo yêu cầu của đề bài: cuối cùng, có thể “kết đoạn” bằng một câu ngắn gọn để “gói” lại nội dung cảm thụ.
Ta có thể trình bày đoạn CTVH theo 2 cách sau:
- Cách 1: Ta mở đầu bằng một câu khái quát (như nêu ý chính của một đoạn thơ (đoạn văn ) trong bài tập đọc. Những câu tiếp theo là những câu diễn giải nhằm làm sáng tỏ ý mà câu khái quát (câu mở đoạn) đã nêu ra. Trong quá trình diễn giải, ta kết hợp nêu các tín hiệu, các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để tạo nên cái hay, cái đẹp của đoạn thơ (đoạn văn).
- Cách 2: Ta mở đầu bằng cách trả lời thẳng vào câu hỏi chính (Nêu các tín hiệu, các biện pháp nghệ thuật góp phần nhiều nhất tạo nên cái hay, cái đẹp của đoạn thơ (đoạn văn). Sau đó diễn giải cái hay, cái đẹp về nội dung. Cuối cùng kết thúc là một câu khái quát, tóm lại những điều đã diễn giải ở trên (như kiểu nêu ý chính của đoạn thơ (đoạn văn ) trong bài tập đọc.
Lưu ý: Đoạn văn cần được diễn đạt một cách trong sáng và bộc lộ cảm xúc; cần tránh hết mức mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu; tránh diễn đạt dài dòng về nội dung đoạn thơ (đoạn văn).
I. Các bước khi làm một bài cảm thụ thơ, văn.
* Yêu cầu cần đạt của một bài cảm thụ:
- Chỉ ra được nghệ thuật dùng từ, đặt câu, cách sử dụng các phép tu từ hiệu quả biểu đạt mà các nghệ thuật đó mang lại, từ đó chỉ ra được cái hay, cái đẹp của đoạn văn, đoạn thơ.
- Diễn đạt thành văn những cảm nhận của mình.
1. Bước 1:
- Đọc kĩ đề bài, nắm được yêu cầu của đề.
- Đọc kỹ đoạn văn, thơ mà để cho bài hiểu khái quát nội dung và NT chính của đoạn, bài.
2. Bước 2:
- Đoạn thơ, văn ấy có cần phân ý không nếu có: Phân làm mấy ý? Đặt tiêu đề từng ý.
- Tìm dấu hiệu NT cảm từng ý, gọi tên các biện pháp NT qua các dấu hiệu.
3. Bước 3:
- Lập dàn ý đoạn văn hoặc bài văn.
- Ở mỗi dấu hiệu NT: nêu rõ tên của biện pháp nghệ thuật, ở hình ảnh nào, tác dụng của