KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ
Bài 19: CƠ THỂ ĐƠN BÀO VÀ CƠ THỂ ĐA BÀO (2 tiết)
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT
YÊU CẦU ĐẠT ĐƯỢC
(STT) của YCCĐ hoặc dạng mã hoá của YCCĐ
(STT)
Dạng mã hoá
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nhận thức khoa học tự nhiên
Nhận biết được cơ thể đơn bào Lấy ví dụ minh hoạ (cơ thể đơn bào: vi khuẩn, tảo đơn bào...)
(1)
KHTN1.1
Nhận biết được cơ thể đa bào thông qua hình ảnh. Lấy ví dụ minh hoạ (cơ thể đa bào: thực vật, động vật...)
(2)
KHTN1.1
Tìm hiểu tự nhiên
Quan sát, để phân biệt được đặc điểm cấu tạo cơ thể đơn bào , cơ thể đa bào
(3)
KHTN.2.1
Vận dụng kiến thức- kỹ năng đã học
Liên hệ, nhận biết được cơ thể đơn bào và đa bào ở xung quanh em.
(4)
KHTN.3.1
NĂNG LỰC CHUNG
Tự chủ và tự học
Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về cơ thể đơn bào và đa bào
(5)
TC.1.1
Giải quyết vấn đề và sang tạo
Vận dụng linh hoạt các kiến thức kỹ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong tự nhiên và thực tiễn.
(6)
GQVĐ 1
Giao tiếp và hợp tác
Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về đặc điểm cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.
(7)
HT-1.2
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trách nhiệm
Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
(8)
TN.1.1
Chăm chỉ
- Thích đọc sách báo, tìm tư liệu trên mạng internet để mở rộng kiến thức: Hình thành sự tò mò đối với thế giới tự nhiên.
(9)
CC.1.2
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động học
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
- Máy chiếu
- Đoạn video..
- Tranh ảnh: cá Voi xanh, Vi khuẩn Ecoli..
-Dụng cụ học tập: tập, sách,…
Hoạt động 2:Tìm hiểu về cơ thể đơn bào
- Máy chiếu
- Tranh ảnh
- Hình 19.1 trùng roi
-Dụng cụ học tập: tập, sách, giấy A4,…
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cơ thể đa bào
- Máy chiếu
- Tranh ảnh
- Hình 19.1; 19.2
- Phiếu học tập số 1
-Dụng cụ học tập: tập, sách, giấy A0…
Hoạt động 4: Vận dụng
- Máy chiếu
- Tranh ảnh
- Phiếu học tập số 2
-Dụng cụ học tập: tập, sách, giấy A4, …
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học (thời gian)
Thời gian
Mục tiêu
(Có thể ghi ở dạng STT hoặc dạng mã hoá đối với YCCĐ)
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
(STT)
YCCĐ
Hoạt động 1: Khởi động
10 phút
(8)
(1)
TN 1.1
KHTN1.1
- So sánh kích thước các loài sinh vật trên trái đất
PP: trực quan
Hoạt động 2:
Tìm hiểu về cơ thể đơn bào
25 phút
(8)
(5)
(1)
(7)
TN.1.1
TC.1.1
KHTN 1.1
HT-1.2
- Hãy chỉ ra đặc điểm chung nhất của các cơ thể trong hình 19.1 a, 19.1 b.
- Cơ thể đơn bào là gì?
- Đặc điểm cấu tạo cơ thể đơn bào. Cho ví dụ?
PP: trực quan, dạy học hợp tác..
KTDH: chia sẻ nhóm đôi (think - pair – share)
Hoạt động 3.
Tìm hiểu về cơ thể đa bào
40 phút
(8)
(5)
(2)
(7)
(6)
TN.1.1
TC.1.1
KHTN1.1
HT 1.2
GQVĐ 1
-Nêu điểm khác biệt về số lượng tế bào giữa cơ thể sinh vật trong hình 19.1 và hình 19.2.
- Cơ thể đa bào là gì?
- Xác định được cơ thể đơn bào và đa bào
-Đặc điểm cấu tạo cơ thể đa bào? Cho ví dụ?.
PP: trực quan, dạy học hợp tác, GQVĐ.
KTDH: khăn trải bàn
Hoạt động 4: Vận dụng
15 phút
(5)
(4)
(3)
(7)
(9)
TC.1.1
KHTN 3.1
KHTN 2.5
HT.1.2
CC.1.2
- Kể tên một số cơ thể đơn bào và đa bào mà em biết.
- Sự khác nhau giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
PP: trực quan,dạy học hợp tác.
- KTDH: động não- công não.
B. HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
1. Mục tiêu hoạt động: (8) TN 1.1; (1) KHTN1.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Máy chiếu
- Đoạn video về thế giới tự nhiên
- Tranh ảnh: cá Voi xanh, Vi khuẩn Ecoli..
Học sinh:
- Dụng cụ học tập: tập, sách, giấy …
2. Tổ chức hoạt động:
2.1) GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV chiếu một đoạn phim giới thiệu về thế giới tự nhiên, tiếp tục cho HS quan sát các hình ảnh. Yêu cầu HS:
+ Theo dõi đoạn phim, quan sát hình ảnh và đọc thông tin chú thích phía dưới.
+ So sách kích thước của cá voi và vi khuẩn Ecoli?
+ Tại sao chúng có sự khác biệt về kích thước lớn đến như vậy?
Cá voi dài 30m
Hình ảnh vi khuẩn Ecoli trong kính hiển vi Vi khuẩn E.coli dài 1µm
2.2) HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Cá nhân HS quan sát tranh, đọc chú thích bên dưới mỗi bức tranh. Trả lời các câu hỏi.
- HS khác nhận xét và bổ sung
Từ câu trả lời của HS giáo viên chuyển tiếp vào bài.
3. Sản phẩm học tập:
Dự kiến câu trả lời của HS:
+ Hai hình ảnh trên cho ta thấy sự khác biệt rất lớn về kích thước cơ thể của các loài sinh vật.
+ Vì: cơ thể vi khuẩn Ecoli được cấu tạo bởi 1 tế bào; cơ thể cá voi xanh được cấu tạo từ rất nhiều tế bào.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ thể đơn bào ( 25 phút)
1. Mục tiêu: (1) KHTN 1.1; (5) TC1.1; (8) TN 1.1; (7) HT 1.2
2. Tổ chức hoạt động
Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Máy chiếu
- Tranh ảnh
- Hình 19.2 trùng roi
Học sinh:
- Dụng cụ học tập: tập, sách, giấy A4, …
2.1/ GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV giới thiệu hình 19.1 (bằng máy chiếu/tranh ảnh hoặc quan sát hình ảnh trong SGK)
GV yêu cầu học sinh:
+ Quan sát hình ảnh
+ Làm việc theo nhóm chia sẻ cặp đôi. Trả lời các câu hỏi:
1) Hãy chỉ ra đặt điểm chung nhất của các cơ thể trong hình 19.1 a và 19.2 b ? Nhận xét về sự giống nhau đó?
2) Cơ thể đơn bào là gì?
3) Trên thực tế em có quan sát được trùng roi và vi khuẩn bằng mắt thường không? Vì sao?
4) Đặc điểm cấu tạo cơ thể đơn bào?. Cho ví dụ?
2.2) HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động chia sẻ nhóm đôi, quan sát tranh, hoàn thành nhiệm vụ học tập (7 phút)
+ HS ghi đáp án trên giấy A4
+ Thảo luận thống nhất ý kiến ghi nội dung học tập
+ Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình với nhóm khác hoặc với cả lớp, tự nhận xét kết quả của nhóm mình so với nhóm bạn, các nhóm thống nhất ý kiến.
GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các nhóm hoạt động nhóm có hiệu quả
- HS hoàn thành nhiệm vụ học tập:
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả
- HS rút ra kiến thức chung:
- GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm. Bổ sung kiến thức
+ Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống. Ví dụ: Trùng roi, tảo silic, vi khuẩn lao...
3. Sản phẩm học tập: Dự kiến đáp án:
- Nội dung các câu trả lời trên giấy A4 và phần trình bày của HS:
BẢNG KẾT QUẢ
1) Các cơ thể sinh vật trong hình 19.1 a và 19.1 b đều được cấu tạo từ một tế bào.
Giống nhau: màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào (vùng nhân)à cấu tạo của 1 tế bào
2) Cơ thể đơn bào là cơ thể chỉ có một tế bào.
3) Trên thực tế em không quan sát được trùng roi và vi khuẩn bằng mắt thường vì chúng có kích thước quá nhỏ bé (kích thước hiển vi)
4) Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống. Ví dụ: Trùng roi, tảo silic, vi khuẩn lao...
Luyện tập
* Hãy kể tên một số cơ thể đơn bào trong tự nhiên?
-Trùng roi, trùng giày, vi khuẩn,...
4. Phương án đánh giá:
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cơ thể đa bào (40 phút)
1. Mục tiêu: (2) KHTN 1.1; (5) TC1.1; (8) TN 1.1; (7) HT 1.2; (6) GQVĐ 1
2. Tổ chức hoạt động
Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Máy chiếu
- Tranh ảnh
- Hình 19.1 , 19.2
- Phiếu học tập số 1
Học sinh:
- Dụng cụ học tập: tập, sách, giấy A0, …
2.1/ GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV giới thiệu hình 19.1, 19.2 (bằng máy chiếu/tranh ảnh hoặc quan sát hình ảnh trong SGK)
GV yêu cầu học sinh:
+ Quan sát hình ảnh 19.1 và 19.2,
+ Làm việc theo nhóm trong kĩ thuật khăn trải bàn. Thảo luận trả lời các câu hỏi:
1) Quan sát hình 19.2 và kể tên một số tế bào cấu tạo nên cơ thể thực vật?
2) Em hãy nêu điểm khác biệt về số lượng tế bào giữa cơ thể sinh vật trong hình 19.1 và hình 19.2. Từ đó hãy cho biết cơ thể đa bào là gì?
3) Hãy xác định các cơ thể đơn bào, đa bào bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Cơ thể
Sô tê bào cấu tạo nên cơ thể
Là cơ thể
Đơn bào
Đa bào
Vi khuẩn E coli
Cây bưởi
Trùng roi
Con ếch
………
4) Đặc điểm cấu tạo cơ thể đa bào? Cho ví dụ?.
2.2) HS thực hiện nhiệm vụ học tập
GV chia nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng, 1 thư ký, phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập (phiếu nhỏ)
- HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, hoàn thành nhiệm vụ học tập (10 phút)
+ Nhận giấy A0 chia thành 4 phần và 1 phần trung tâm
+ Mỗi thành viên độc lập suy nghĩ viết câu trả lời vào ô của mình và hoàn thành phiếu học tập số1
+ Thảo luận thống nhất ý kiến ghi nội dung học tập vào phần trung tâm
- HS các nhóm hỏi – đáp lẫn nhau, hoàn thành nhiệm vụ học tập. Đại diện nhóm trình bày kết quả, HS nhóm khác nhận xét và bổ sung
- HS rút ra kiến thức chung:
- GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm. Bổ sung kiến thức
+ Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhều tế bào các tế bào khác nhau thực hiện được các chức năng khác nhau trong cơ thể. Ví dụ: cây phượng, cây hoa hồng, con mèo...
3. Sản phẩm học tập: dự kiến sản phẩm
- Nội dung các câu trả lời trên giấy A0, phiếu học tập và phần trình bày của HS:
BẢNG KẾT QUẢ
1) Kể tên một số tế bào cấu tạo nên cơ thể thực vật: tế bào biểu bì lá, tế bào mạch dẫn thân, tế bào lông hút rễ...
2) Điểm khác biệt về số lượng tế bào:
- Hình 19.1 là sinh vật đơn bào, cơ thể chỉ cấu tạo gồm một tế bào, thực hiện các chức năng sống đơn giản.
- Hình 19.2 là sinh vật đa bào, cơ thể gổm nhiều tế bào, cấu tạo phức tạp, chuyên hoá thành nhiều cơ quan, hệ cơ quan để thực hiện các chức năng sống.
- Cơ thể đa bào là cơ thể có nhiều tế bào
3) Nội dung phiếu học tập
4) Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhều tế bào các tế bào khác nhau thực hiện được các chức năng khác nhau trong cơ thể. Ví dụ: cây phượng, cây hoa hồng, con mèo...
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Cơ thể
Sô tê bào cấu tạo nên cơ thể
Là cơ thể
Đơn bào
Đa bào
Vi khuẩn E coli
Một tế bào
x
Cây bưởi
Nhiều tế bào
x
Trùng roi
Một tế bào
x
Con ếch
Nhiều tế bào
x
………
4. Phương án đánh giá:
Hoạt động 4: Vận dụng (15 phút)
1. Mục tiêu: (3) KHTN 2.5, (4) KHTN 3.1; (5) TC1.1; (7) HT 1.2; (9) CC1.2
2. Tổ chức hoạt động
Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Máy chiếu
- Tranh ảnh
- Phiếu học tập số 2
Học sinh:
- Dụng cụ học tập: tập, sách, giấy A4, …
2.1/ GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập, yêu cầu học sinh:
+ Liên hệ thực tế, tìm hiểu thông tin qua sách, Internet…
+ Làm việc theo nhóm trong kĩ thuật động não- công não. Thảo luận trả lời các câu hỏi:
1) Kể tên một số cơ thể đơn bào và đa bào mà em biết?
2) Hoàn thành phiếu học tập số 2: Em hãy sắp xếp các đại diện sau vào hai nhóm cơ thê’ đơn bào và cơ thê’ đa bào : trùng roi, cây bắp cải, cây ổi, con rắn, trùng giày, con báo gấm, con ốc sên, con cua đỏ, tảo lam, con ngựa vằn, vi khuẩn đường ruột, cây lúa nước, cây dương xỉ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Cơ thể đơn bào
Cơ thể đa bào
3) So sánh đặc điểm của cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
2.2) HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, hoàn thành nhiệm vụ học tập (7 phút)
+ Lớp phó học tập điều khiển lớp hoạt động nhóm, đưa ra nhiệm vụ phải hoàn thành, thu thập ý kiến của các nhóm(trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau)
+ Đại diện mỗi nhóm đưa ra những ý kiến của nhóm mình.
+ Kết thúc việc đưa ra ý kiến.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Sản phẩm học tập: dự kiến sản phẩm
- Nội dung các câu trả lời trên giấy A4, phiếu học tập và phần trình bày của HS:
BẢNG KẾT QUẢ
1)- Một số cơ thể đơn bào: trùng roi, amip, trùng sốt rét, vi khuẩn lao, vi khuẩn tả,..
- Một số cơ thể đơn bào: HS có thể nêu tên một số thực vật, động vật...
2) Nội dung phiếu học tập số 2
3) So sánh đặc điểm của cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
Giống nhau: - Đều được cấu tạo từ tế bào;
-Thực hiện được các chức năng sống.
Khác nhau: - Cơ thể đa bào: Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào khác nhau;
- Cơ thể đơn bào: Cơ thể được cấu tạo từ một tế bào.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Cơ thể đơn bào
Cơ thể đa bào
Trùng roi, trùng giày, tảo lam, vi khuẩn đường ruột
Cây bắp cải, cây ổi, con rắn, con báo gấm, con ốc sên, con cua đỏ, con ngựa vằn, cây lúa nước, cây dương xỉ
4. Phương án đánh giá:
Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần