CHUYÊN ĐỀ 1: ÔN TẬP TỔNG HỢP
Tuần 1, 2
Ôn tập các kiểu câu
Câu: Nghi vấn, Cầu khiến, cảm thán, trần thuật
- Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Củng cố cho HS kiến thức về các kiểu câu đã học.
2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng sử dụng các kiểu câu.
3. Thái độ: GD lòng yêu Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài.
2. HS: Ôn tập những kiểu câu đã học.
C. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. KTBC:
3. Bài mới:
GV hướng dẫn HS ôn tập những kiểu câu đã học
I. Câu nghi vấn.
1. Khái niệm: Là câu có hình thức nghi vấn, có chức năng chính là dùng để hỏi.
2. Các hình thức nghi vấn thường gặp.
a. Câu nghi vấn không lựa chọn.
- Câu có đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, (tại) sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu,…
VD: Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?
- Câu có tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, chứ,…
VD: U bán con thật đấy ư ?
b. Câu nghi vấn có lựa chọn: Kiểu câu này khi hỏi người ta thường dùng qht: hay, hay là, hoặc, hoặc là; hoặc dùng cặp phó từ: có…không, đã…chưa.
VD: Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không ?
3. Các chức năng khác của câu nghi vấn: Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn được dùng để cầu khiến, kđ, pđ, đe dọa, biểu lộ t/c, cảm xúc,…và không yêu cầu người đối thoại trả lời. Nếu không dùng để hỏi thì trong 1 số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, chấm than, chấm lửng tùy thuộc mục đích nói -> câu nghi vấn được dùng với mđ nói gián tiếp.
a. Dùng câu nghi vấn để diễn đạt hành động cầu khiến.
VD: Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à !
b.Dùng câu nghi vấn để diễn đạt hành động khẳng định.
VD: Anh bảo như thế có khổ không ?
c. Phủ định.
VD: Bài khó thế này ai mà làm được ?
d. Đe dọa.
VD: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ?
e. Bộc lộ t/c, cảm xúc.
VD: Hắn để mặc vợ con khổ sở ư? Hắn bỏ liều, hắn ruồng rẫy chúng, hắn hi sinh như người ta vẫn nói ư ?
- Trong 1 số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, chấm than, chấm lửng.
4. Chú ý: - Câu hỏi tu từ là dạng câu nghi vấn được dùng với mđ nhằm nhấn mạnh vào điều muốn nói hoặc thể hiện cảm xúc.
- Khi dùng câu nghi vấn không nhằm mđ hỏi thì cần chú ý đến hoàn cảnh giao tiếp và qh giữa người nói với người nghe.
II. Câu cầu khiến.
1. Khái niệm: Là kiểu câu có những từ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu khiến, được dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…
VD: Đừng cho gió thổi nữa !
2. Đặc điểm và chức năng
a. Đặc điểm:
- Câu được cấu tạo bằng những từ ngữ chỉ mệnh lệnh như hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,…
+ Hãy có ý nghĩa khẳng định.
VD: Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
+ Đừng, chớ có ý nghĩa phủ định.
VD: Đừng uống nước lã !
- Các từ chỉ mệnh lệnh như: đi, thôi, nào…ngoài mục đích thúc giục còn có sắc thái thân mật.
VD: Đi thôi con.
+ Không được chỉ ý thân mật.
VD: Không được trèo tường ! (khác với: Cấm trèo tường)
- Ngoài ra có khi còn được thể hiện bằng ngữ điệu, khi viết thường có dấu chấm than.
VD: Tiến lên ! Chiến sĩ, đồng bào.
Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn. (Hồ Chí Minh)
b. Chức năng: dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…
VD: - Ra lệnh: Xung phong !
- Yêu cầu: Xin đừng đổ rác !
- Đề nghị: Đề nghị mọi người giữ trật tự.
- Khuyên bảo: Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
3. Chú ý:
- Chủ ngữ của câu khiến thường là chủ thể thực hiện hành động được cầu khiến trong câu (ngôi thứ 2 hoặc ngôi thứ nhất số nhiều).
- Có trường hợp câu cầu khiến được rút gọn CN.
- Câu cầu khiến biểu hiện các sắc thái khác nhau khi có hoặc không có CN, khi sử dụng các từ xưng hô khác nhau -> người nói phải hết sức chú ý.
Bài tập:
1. Xác định câu nghi vấn và hình thức nghi vấn trong các đoạn sau:
a. Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão về tôi còn hỏi:
- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ?