PHẦN 5 – CHỨC NĂNG GIAO TIẾP
Số câu trong đề: 2
MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ:
- Kiến thức về ngôn ngữ Anh và văn hóa bản xứ.
- Khả năng vận dụng hiểu biết về ngôn ngữ và văn hóa để hiểu bối cảnh, chức năng của ngôn ngữ nói
trong một số tình huống giao tiếp cơ bản.
I. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VÀ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP
* PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI
Ví dụ: (Trích ‘Đề thi THPT QG 2019’)
A porter is talking to Mary in the hotel lobby.
- Porter: “May I help you with your suitcase?”
- Mary: “________”
A. You’re welcome.
B. What a shame?
C. Me too.
D. Yes, please
Bước 1: Đọc lời giới thiệu tình huống, nhận biết
mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia và bối
cảnh giao tiếp
Bước 1: porter (nhân viên khuân vác) - Mary
- hotel lobby (sảnh khách sạn) → Mối quan hệ:
Nhân viên khách sạn và khách
Bước 2: Dịch nghĩa câu thoại cho trước, đặc biệt
chú ý đến cấu trúc điển hình để nhận biết chức
năng giao tiếp.
Bước 2: cấu trúc “May I....?” đặc trưng của lời đề
xuất.
Dịch nghĩa: Tôi có thể giúp cô mang va ly lên được
không?
Bước 3: Đọc lướt 4 phương án, nhận diện dấu hiệu
ngôn ngữ của chức năng giao tiếp đó.
Bước 3: cấu trúc đặc trưng khi đáp lại một lời đề
xuất là phương án D. Yes, please.
Bước 4: Chọn đáp án hoặc dịch nghĩa các phương
án để chọn câu trả lời phù hợp.
Bước 4: Chọn D.
HOẶC: Dịch nghĩa 4 phương án:
A. Không có gì.
B. Thật đáng xấu hổ!
C. Tôi cũng vậy.
D. Vâng, làm ơn.
→ Chọn D
* CÁC LỖI THƯỜNG GẶP
Lỗi 1: Bỏ qua phần nhận biết mối quan hệ giữa
các đối tượng tham gia giao tiếp
Lỗi 2: Hiểu sai nghĩa câu thoại cho trước, dẫn
đến xác định sai chức năng giao tiếp
Ví dụ 1:
A: Do you have the time?
B: Sure. I’m free now.
Lưu ý:
A: Do you have the time?
B: I’m not sure. I think it’s about 11.
Trang 1