GÓI CÂU ĐỌC -HIỂU
cuối kì 2 VĂN 9 (GV: Đặng Thị Hương)
ĐỀ 1:
I-Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh...”
(Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ)
a. Tìm nội dung chính của đoạn thơ?
b.Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên?
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
Nội dung | Điểm |
a.Cảnh thiên nhiên trong phiên chợ tết toát lên vẻ rực rỡ, lấp lánh mà tinh khôi, trong trẻo, mượt mà b.PTBĐ: MT | 0.5 0.5 |
c. Xác định biện pháp tu từ: + So sánh: Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa + Nhân hóa: Tia nắng tía nháy hoài; núi uốn mình trong chiếc áo the xanh; đồi thoa son, nằm
| 0.5 0.5 |
- Giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ Bằng biện pháp so sánh và nhân hóa Đoàn Văn Cừ đã thổi hồn vào thiên nhiên, biến chúng thành những sinh thể sống. Đó là vẻ đẹp tinh khôi đầy hấp dẫn qua so sánh “sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa”; vẻ tinh nghịch, nhí nhảnh của tia nắng tía; cái thướt tha, điệu đà trong dáng “uốn mình” của núi và cảm giác yên bình, ấm áp trong khung cảnh “đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh”. => Thiên nhiên đang cựa mình trong buổi sớm mùa xuân. Cảnh vật toát lên vẻ rực rỡ, lấp lánh trong sự tinh khôi, trong trẻo, mượt mà. | 1.0 |
ĐỀ 2:
Câu 1 (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng".
(Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)
a. Tìm nội dung chính của đoạn thơ? Phương thức biểu đạt?
b.Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên?
Đáp án
Nội dung | Điểm |
a.Nội dung chính: Nhớ về vẻ đẹp con sông quê hương, từ đó thể hiện tình cảm gắn bó với con sông quê. PTBĐ: BC | 0,5 0,5
|
b.*Chỉ ra các biện pháp tu từ: -Nhân hoá "soi tóc" -So sánh "là một buổi trưa hè" * Phân tích giá trị: • Các biện pháp tu từ được sử dụng phù hợp đã thổi hồn vào tạo vật khiến cho sự vật được miêu tả hiện lên rất sinh động. • Hình ảnh "hàng tre" yểu điệu như một thiếu nữ; cảnh vật vô tri mang hình ảnh đời sống của con người và trở nên thân thương. • Gợi lên vẻ đẹp của tâm hồn tác giả: Nhà thơ hoà mình cùng với nắng, với dòng sông quê hương, qua đó thể hiện lòng yêu quê hương đất nước của mình.
| 0,5
0,5 |
1.0 |
ĐỀ 3:
I.Đọc – hiểu: (3,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Như chữ S bao đời, chiếc mỏ neo
Neo lịch sử qua thăng trầm biến động
Giữa khơi xa vẫn thong thả nhịp:“chèo”
(Trích Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển – Nguyễn Ngọc Phú)
a, Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên.
b, Chỉ ra và nêu hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?
Câu 2. (1,0 điểm)
Ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
HƯỚNG DẪN CHẤM
| Hướng dẫn chấm | Điểm |
Câu | Phần I: Đọc -hiểu | 3,0 |
1
2 | a, Thể thơ: Tự do (8 tiếng) PTBĐ: biểu cảm, miêu tả.
b, Biện pháp tu từ :
Tác dụng: gợi hình gợi cảm: Gợi hình ảnh dáng hình đất nước vững vàng, chắc chắn ;
Tác dụng: nhấn mạnh ý chí, quyết tâm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc trước phong ba bão táp, đó cũng là niềm tự hào dân tộc của nhà thơ. Bài thơ “Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển” không chỉ là là tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm với vận mệnh và tương lai của đất nước, ý thức sống của mỗi người mà còn gợi bao day dứt, trăn trở, dư ba trong lòng người đọc về thời cuộc.
Ý nghĩa nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”: Sa Pa , cái tên gợi sự nghỉ ngơi thư giãn nhưng đằng sau những cây cỏ mây mù lạnh lẽo, sau những dinh thự cũ kĩ là những con người đang âm thầm lao động, cống hiến hết mình cho đất nước. - Mức chưa tối đa: Học sinh chỉ trình bày thiếu một trong các ý nêu trên nếu thiếu ý nào thì trừ điểm ý đó. - Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời được.
| 1,0
1,0
1,0 |