UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG
| ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ HỌC KỲ I Năm học: 2020 – 2021 Môn: Khoa học tự nhiên 6 (Thời gian làm bài 90 phút) |
Lưu ý: Đề kiểm tra gồm 02 trang, học sinh làm bài ra tờ giấy thi.
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng rồi ghi vào bài làm:
Câu 1. Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?
A. Vật lý học; B. Hóa học và sinh học;
C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học; D. Lịch sử loài người.
Câu 2. Các biển báo trong hình sau có ý nghĩa gì? A. Cấm thực hiện.; B. Bắt buộc thực hiện; C. Cảnh báo nguy hiểm.; D. Không bắt buộc thực hiện. |
Câu 3. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lưỡng chính thức ở nước ta là
A. tấn.; B . miligam; C. kiôgam; D. gam.
Câu 4. Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?
A. Không hiệu chỉnh đồng hồ; B. Đặt mắt nhìn lệch;
C. Đọc kết quả chậm; D. Cả 3 nguyên nhân trên.
Câu 5. Nhiệt kế thủy ngân không thế đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau?
A. Nhiệt độ của nước đá; B. Nhiệt độ cơ thể người;
C. Nhiệt độ khí quyển; D.Nhiệt độ của một lò luyện kim.
Câu 6. Bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là
|
A. 100 cm3 và 5 cm3 ;
B. 50 cm3 và 5 cm3 ;
C. 100 cm3 và 10 cm3 ;
D. 100 cm3 và 2 cm3 .
Câu 7. Cho các vật thể sau: con dao; quả chanh; núi đồi; xe đạp; cây cỏ. Vật thể nào là vật thể tự nhiên:
A. Con dao; quả chanh; xe đạp B. Cây cỏ ; quả chanh; xe đạp
C. Núi đồi; xe đạp; cây cỏ D. Núi đồi ; quả chanh; cây cỏ
Câu 8. Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?
A. Đường mía, muối ăn, con dao; B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhóm;
C. Nhôm, muối ăn, đường mía; D. Con dao, đôi đũa, muối ăn,
Câu 9. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học?
A. Hoà tan đường vào nước;
B. Cô cạn nước đường thành đường;
C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen;
D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyến sang đường ở thể lỏng.
Câu 10. Vật liệu xây dựng nào dưới đây nên được ưu tiên sử dụng nhằm góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững:
A. Gỗ tự nhiên ; B. Kim loại ; C. Gạch không nung ; D.Gạch chịu lửa.
Câu 11. Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào, A. Màng tế bào ; B. Chất tế bảo; C. Nhân tế bào; D. Vùng nhân.
|
Câu 12. Thành phần chỉ có trong tế bào thực vật:
A. Nhân; B. Tế bào chất; C. Màng sinh chất; D. Lục lạp.
Câu 13. Đặc điểm của tế bào nhân thực là
A. có thành tế bào; B. có chất tế bào;
C. có màng nhân bao bọc vật chất di truyền; D. có lục lạp.
Câu 14. Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiều tế bào mới hình thành?
A.8 ; B.6 ; C. 4 ; D.2.
Câu 15. Các cấp độ cấu trúc của cơ thể lần lượt là
A. mô → tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
B. tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
C. tế bào → mô → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể.
D. cơ thể → cơ quan → hệ cơ quan → tế bào → mô.
Câu 16. Cơ thể nào sau đây là đơn bào?
A.Con chó ; B.Trùng biến hình; C.Con ốc sên; D. Con cua.
Câu 17. Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
A. Khởi sinh ; B. Nguyên sinh; C. Nấm; D.Thực vật.
Câu 18. Cơ thế đơn bào có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
A. Không có. B. Tất cả. C. Đa số. D. Một số ít.
Câu 19. Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm
A. hệ rễ và hệ thân; B. hệ thân và hệ lá; C. hệ chồi và hệ rễ ; D. hệ cơ và hệ thân.
Câu 20. Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa:
A. Giúp tăng số lượng tế bào ; | C. Giúp cơ thể lớn lên ; |
B. Thay thế các tế bào già, các tế bào chết; | D. Cả A,B, C đúng. |
II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 21.(0,4đ) Ngày nay, người ta đã sản xuất nhiều xe máy điện để phục vụ đời sống của con người. Theo em, việc sửa chữa xe máy điện có phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên không?
Câu 22.( 0,8đ) Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kê và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng:
Loại nhiệt kế | Thang nhiệt độ |
Rượu | Từ - 30 °C đến 60 °C |
Thuỷ ngân | Từ - 10 °C đến 110 °C |
Kim loại | Từ 0 °C đến 400 °C |
Y tế | Từ 34 °C đến 42 °C |
Phải dùng loại nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của bàn là, cơ thể người, nước đang sôi, không khí trong phòng?
Câu 23.(1,0đ)
a) Em hãy kể tên 2 chất ở thể rắn, 2 chất ở thể lỏng (ở điều kiện thường) mà em biết.
b) Em hãy lấy ví dụ quá trình chuyến đổi từ thể rắn sang thể lòng mà em hay gặp trong đời sống.
Câu 24. (1,3đ)Cho hình ảnh cây lạc. a) Kể tên các cơ quan của cây lạc. b Theo em, gọi củ lạc là đúng hay sai? Giải thích. Câu 25.(0,5đ) Làm thế nào để lấy 1 kg gạo từ một bao đựng 10 kg gạo khi trên bàn chỉ có một cân địa và một quả cân 4 kg.
|
= = = = = Hết = = = = =