ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 7 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: NGỮ VĂN |
Ngày giao lưu: 15/4/2021
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Ông ra vườn nhặt nắng
Tha thẩn một buổi chiều
Ông không còn trí nhớ
Ông chỉ còn tình yêu.
(Ra vườn nhặt nắng - Nguyễn Thế Hoàng Linh)
Câu 1. (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2. (1.0 điểm): Em hãy nêu ý nghĩa nhan đề “Ra vườn nhặt nắng” của bài thơ?
Câu 3. (2.0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong khổ thơ?
Câu 4. (2.0 điểm): Em có suy nghĩ gì về hình ảnh: “Ông không còn trí nhớ / Ông chỉ còn tình yêu”.
II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 1. (4,0 điểm):
Những cuộc vận động “Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt”, “Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam”, “Ngày vì người nghèo”..., và những chương trình truyền hình: “Trái tim cho em”, “Thắp sáng ước mơ”, “Cặp lá yêu thương”, đã mang lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ ) nêu cảm nghĩ và hành động của mình về vấn đề trên với câu mở đầu: “Sự sẻ chia và tình yêu thương là điều quý giá nhất trong cuộc sống”.
Câu 2. (10 điểm):
Có ý kiến cho rằng: “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”. Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ: “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan” (Ngữ văn 7- Tập 1).
HUỚNG DẪN CHẤM THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN 7
I. Đọc hiểu
Nội dung | Điểm |
Câu 1: Phương thức biểu đạt: Biểu cảm | 1.0 |
Câu 2: Ý nghĩa nhan đề “ra vườn nhặt nắng”: thể hiện cái nhìn hồn nhiên đáng yêu của trẻ thơ về hình ảnh người ông ra vườn nhà gom nhặt nắng – trong trạng thái thơ thẩn, mất trí nhớ. Phải chăng đó còn là hình ảnh tương trưmg cho sự gom nhặt niềm vui bình dị khi, tìm thấy chính mình trong kí ức tuổi thơ tươi đẹp của mỗi người. | 1.0 |
Câu 3: Học sinh chỉ ra được biện pháp tu từ - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “ nhặt nắng” - Điệp từ “ông” - Tác dụng: + Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: gợi tả cách nhận ngây thơ, trong trẻo của cháu về nắng – cái điều bình dị, thân thương mà ông tha thẩn nhặt trong cảm nhận của cháu. + Phép điệp từ khẳng định tình yêu ông dành cho cháu không bao giờ thay đổi kể cả khi ông đã mất hết trí nhớ.Tình yêu ông dành cho cháu vô cùng mãnh liệt. -> Các biện pháp tu từ trên đã góp phần bộc lộ cái nhìn ấm áp, yêu thương, kính trọng, biết ơn sâu nặng của người cháu đối với ông của mình và cũng chính là đối với khung trời tuổi thơ tươi đẹp một thời. | 0.5
1.5 |
Câu 4: HS trình bày đảm bảo có các ý: Hình ảnh đối lập Ông không còn trí nhớ/Ông chỉ còn tình yêu nhằm nhấn mạnh điều còn lại duy nhất mà tuổi tác, trí nhớ, thời gian không bao giờ lấy đi được ở người ông chính là tình yêu thương. - Tình yêu thương ở người ông trong đoạn thơ chính là tình cảm thiêng liêng, bền vững nhất cần có ở mỗi người. - Giáo dục chúng ta phải biết trân trọng yêu quý ông của mình dù có chuyện gì xảy ra. |
2.0
|
II. Làm văn
Câu 1: (4.0 điểm) | |
1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: Có câu mở đoạn, các câu phát triển ý và câu kết đoạn. Đảm bảo số lượng chữ phù hợp với yêu cầu (khoảng 150 chữ) | 0.5 |
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: |
|
a. Lấy câu dẫn làm câu chủ đề để triển khai các câu tiếp theo. - Giải thích vấn đề nghị luận: Sẻ chia đó là sự chia sẻ những nỗi đau, niềm vui, nỗi buồn cùng với mọi người xung quanh -> Khẳng định đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. | 0.5 |
b. Nhận xét, đánh giá: - Hiểu được tình yêu thương và sự sẻ chia luôn là điều quí giá nhất trong cuộc sống vì: + Yêu thương chia sẻ mang lại hạnh phúc cho người nhận, giúp họ vượt qua khó khăn, mât mát... + Yêu thương, chia sẻ càng nhiều thì cuộc sống càng tốt đẹp, hạnh phúc hơn. + Biết chia sẻ, đồng cảm với người khác thì bản thân mình cũng thấy hạnh phúc hơn. (Dẫn chứng) | 2.0
|
c. Mở rộng Phê phán những người sống ích kỉ, vô cảm, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác. | 0.5 |
d. Bài học nhận thức và hành động + Bài học nhận thức: Xác định lẽ sống yêu thương sẻ chia là lẽ sống cao đẹp mà con người cần hướng tới. + Nêu hành động cụ thể của bản thân với các hoạt động của lớp, của trường ... trong các phong trào nói trên và các phong trào nhân đạo khác. | 0.5 |
Câu 2: 10 điểm | |
1. Yêu cầu về kĩ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học, có bố cục và lập luận chặt chẽ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng linh hoạt, phù hợp. Lời văn trong sáng, mạch lạc, ít lỗi chính tả. |
|
2. Yêu cầu về kiến thức: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Làm sáng tỏ qua bài thơ. Trên cơ sở hiểu đúng bài thơ trữ tình của Bà Huyện Thanh Quan để làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. |
|