Đề tham khảo 1
I. Phần đọc hiểu ( 3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
CÓ ÁP LỰC MỚI CÓ ĐỘNG LỰC PHẤN ĐẤU
Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu phải đến 12,5 đô-la nên cậu đã chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói:
- Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố.
Kể từ đó, cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa năm sau, cậu đã trả lại đúng 12,5 đô-la cho bố. Về sau, cậu bé ấy khôn lớn và trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử. Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kì sau này.
(Theo Hạt giống tâm hồn, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh)
Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.
Câu 3: Tìm khởi ngữ có trong đoạn văn.
Câu 4. Theo em, yêu cầu bố của cậu bé đặt ra ("Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau, phải trả lại đầy đủ cho bố.”) có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé?
Câu 4. Qua đoạn văn trên tác giả muốn gửi tới chúng ta thông điệp nào? Tìm câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ thể hiện hiện bài học ấy.
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tỉnh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyền sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc 10 lần.
(Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm)
Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về thực trạng của việc đọc sách.
Câu 2: Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu
Gợi ý:
I. Phần đọc hiểu ( 3,0 điểm)
Câu 1: PTBD: Tự sự
Câu 2: Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ // lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.
TN CN VN
Câu 3: Khởi ngữ: Tiền
Câu 4: Ý nghĩa câu nói của người bố:
Bố muốn con tự chịu trách nhiệm trước lỗi lầm của mình.
Trong cuộc sống, có vay phải có trả.
Có áp lực, mới có động lực để cố gắng, để nỗ lực.
Câu 5: Thông điệp: Mỗi con người phải biết tự chịu trách nhiệm trước những việc làm của mình.
Thành ngữ: Có gan ăn cắp, có gan chịu đòn
II. Phần làm văn
Câu 1:
VĐNL:
1. Giới thiệu VĐNL: Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách bởi sách là tài sản quý giá, người bạn tốt của con người.
2. Thân đoạn:
a. Giải thích: Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt. Bởi sách là nơi lưu trữ toàn bộ sản phẩm tri thức của con người, giúp ích cho con người về mọi mặt trong đời sống xã hội.
b. Vai trò, tác dụng của việc đọc sách:
- Sách giúp ta có thêm tri thức, mở rộng hiểu biết, thu thập thông tin một cách nhanh nhất
- Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta, để chúng ta trở thành người tốt (dẫn chứng)
- Sách là người bạn động viên,chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn
b. Thực trạng: Số người đọc sách ngày càng ít đi. Nhất là các bạn trẻ, dường như học đang “nhường” việc đọc sách ấy cho các nhà nghiên cứu, những người có tuổi
- Nhiều bạn chỉ đọc lướt qua.
c. Nguyên nhân: sự bùng nổ của CNTT, mạng xã hội.
d. Giải pháp: Tăng cường ngày hội đọc sách
Các trường cũng có thư viện, khuyến khíc các bạn trẻ tích cực tham gia đọc sách.
3. Kết đoạn: Đọc sách rất quan trọng. Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tỉnh, đọc cho kĩ
Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần