ĐỀ 21
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng
buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những
tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc…Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết.
Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình
lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.
Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão
đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về,
tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã
cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”.
(Trích Lão Hạc - Nam Cao)
1) Hãy giới thiệu những nét chính về nhà văn Nam Cao trong 5 câu văn. (0,75đ)
2) Kể tên các tác phẩm và tác giả viết về đề tài Người nông dân Việt Nam trước
Cách mạng Tháng 8 năm 1945 mà em được học ở lớp 8 kì 1.(0,5đ)
3) Đoạn văn trên được kể ở ngôi thứ mấy, ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào
trong việc kể chuyện ? (0,5đ)
4) Chỉ ra các từ tượng hình, tượng thanh và 1 câu ghép có trong đoạn trích. Dấu
ngoặc kép trong câu văn cuối đoạn có tác dụng gì? (0,75đ)
5) Em hiểu gì về nguyên nhân cái chết của lão Hạc và thái độ, tình cảm của nhân
vật “tôi” đối với lão Hạc qua đoạn kết trên ? (0,5đ)
II. PHẦN LÀM VĂN(7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ hai bài thơ: Đập đá ở Côn Lôn và Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác hãy
trình bày những cảm nhận của em về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà Nho yêu
nước và cách mạng đầu thế kỉ XX bằng một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu, trong đó
có sử dụng biện pháp tu từ nói quá, chỉ rõ từ ngữ nói quá được sử dụng.
Câu 2. (5,0 điểm)
Học sinh chọn 1 trong 2 đề:
Đề 1. Đóng vai là nhân vật chị Dậu kể lại đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”.
Đề 2. Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần