Thư viện tài liệu học tập, tham khảo online lớn nhất
Trang chủ: https://tailieu.com/ | Email: [email protected] | https://www.facebook.com/KhoDeThiTaiLieuCom
Giải bài tập SGK Địa lý 12:
Bài 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh
thổ Việt Nam (tiếp theo)
Bài tập 1 trang 27 SGK Địa lý 12: Nêu đặc điểm của giai đoạn cổ kiến tạo trong lịch
sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta?
a/ Diễn ra trong thời kỳ khá dài, tới 475 triệu năm.
- Giai đoạn cổ kiến bắt đầu từ kỷ Cambri, cách đây 540 triệu năm, trải qua hai đại Cổ
sinh và Trung sinh, chấm dứt vào kỷ Krêta, cách đây 65 triệu năm.
b/ Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước
ta.
- Trong giai đoạn này tại lãnh thổ nước ta hiện nay có nhiều khu vực chìm ngập dưới biển
trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kỳ vận động tạo
núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, các kỳ vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri
thuộc đại Trung sinh.
- Đất đá của giai đoạn này rất cổ, có cả các loại trầm tích (trầm tích biển và trầm tích lục
địa), macma và biến chất.
- Các đá trầm tích biển phân bố rộng khắp trên lãnh thổ, đặc biệt đá vôi tuổi Đêvon và
Cacbon-Pecmi có nhiều ở miền Bắc.
- Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi : trong đại Cổ sinh là các địa
khối thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum; trong đại Trung
sinh là các dãy núi có hướng Tây Bắc – Đông Nam ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, các dãy
núi có hướng vòng cung ở Đông Bắc và khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ.
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần