KTiết
Học hát: Bài Bóng dáng một ngôi trường
Nhạc và lời: Hoàng Lân
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết: nhạc sĩ Hoàng Lân là tác giả của bài Bóng dáng một ngôi trường. Biết nội dung bài hát nói về những kỉ niệm sâu sắc thời đi học
- HS hiểu và hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm.
- HS vận dụng: tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,...
2. Năng lực
Các năng lực chung:
- Năng lực tự học.
- Năng lực hợp tác.
Các năng lực chuyên biệt:
- Hiểu biết âm nhạc
- Hoạt động âm nhạc.
3. Phẩm chất
- Lòng nhân ái.
- Chăm chỉ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Nhạc cụ.
- Máy chiếu.
2. Học sinh:
- Tìm hiểu về bài hát, tìm một số thông tin về nhạc sĩ Hoàng Lân trước khi lên lên lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động (5p):
a) Mục tiêu:Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
b) Nội dung: GV giới thiệu chung về chương trình âm nhạc lớp 9.
c) Sản phẩm: HS lắng nghe
d) Tổ chức thực hiện:
* Giới thiệu chung về chương trình âm nhạc lớp 9.
- Chủ đề về mái trường đã được nhiều nhạc sĩ đưa vào các sáng tác của mình. Em hãy kể 1 vài bài hát mà em biết về chủ đề này?
- Cũng với chủ đề mái trường nhạc sĩ Hoàng Lân có 1 bài hát rất sôi nổi đó là bài hát: “Bóng dáng một ngôi trường”.
- TL: Mái trường mến yêu, Mái trường Tây nguyên….
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30p):
a) Mục tiêu:Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm và học hát bài “Bóng dáng một ngôi trường”
b) Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi và học hát
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV – HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu bản nhạc bài hát yêu cầu HS quan sát, thảo luận theo nhóm bàn (3 phút) trả lời các câu hỏi: H. Bài hát nói lên ND gì? H. Xác định số chỉ nhịp và các kí hiệu âm nhạc có trong bài hát? H. Chia đoạn, chia câu cho bài hát? Bài hát Bóng dáng một ngôi trườnggồm 2 đoạn a và b, đoạn b gọi là điệp khúc và được nhắc lại 2 lần. Đoạn a: Đã bao mùa thu ………trong lòng chúng ta. Đoạn b: Hát mãi………một ngôi trường. => GV nhận xét, chốt KT - GV làm mẫu luyện thanh sau đó cho HS luyện thanh.
- GV cho HS nghe hát mẫu * Tiến hành dạy hát từng câu theo lối móc xích: - GV đàn câu 1 cho HS nghe 2 lần sau đó GV hát mẫu câu 1 và yêu cầu HS hát lại + GV đàn và yêu cầu HS hát hoà theo đàn + Chỉ định 1,2 HS khá hát lại, GV nhận xét và sửa sai nếu có + Cả lớp hát lại - Cho HS tự luyện tập bài hát. - GV tập cho HS cách hát lĩnh xướng hòa giọng. - GV hướng dẫn cho HS tập hát đứng kết hợp với vận động tại chỗ nhẹ nhàng theo nhịp 2 (Vừa hát vừa nhún nhẹ) - Đệm đàn và yêu cầu cả lớp hát đầy đủ bài hát lưu ý HS thể hiện đúng sắc thái từng đoạn của bài hát - Gv chỉ huy cho HS hát đầy đủ bài hát. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Cá nhân HS quan sát bản nhạc, trả lời các câu hỏi. - Thảo luận nhóm bàn, thống nhất ý kiến, hoàn thành nhiệm vụ được giao. - HS học hát từng câu theo sự hướng dẫn của GV. Bước 3: Báo cáo kết, thảo luận - Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS trình bày hoàn chỉnh bài hát, thể hiện đúng sắc thái của bài Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm HS. -> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực hoạt động âm nhạc | 1. Tìm hiểu chung: a.Tác giả. - Nhạc sĩ Hoàng Lân là anh em sinh đôi với nhạc sĩ Hoàng Long. - Ông sinh ngày 18/6/1942 tại thị xã Sơn Tây (Hà Tây). - Là một nhạc sĩ gắn bó mật thiết với tuổi thơ. Ông đã sáng tác hàng trăm tác phẩm âm nhạc cho thiếu nhi trong hơn 40 năm qua. - Âm nhạc của Hoàng Lân giản dị, trong sáng, dễ thuộc, dễ nhớ, đã có sức sống trong các lứa tuổi thơ. b.Tác phẩm. - Nhịp 2/4, 4/4 - Kí hiệu: + Dấu: lặng đen, nối, luyến, nhắc lại, miễn nhịp + Khung thay đổi số 1,2 - Chia đoạn, câu: 2 đoạn, 7 câu
2. Học hát :
|