Tuần:
Ngày soạn:……. Ngày kí:…..
Tiết 39-40
ĐÀN GHI TA CỦA LORCA
(THANH THẢO)
A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
I. Tên bài học :
ĐÀN GHI TA CỦA LORCA
II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
I/Thầy
-Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Sưu tầm tranh, ảnh về Thanh Thảo, đàn ghi ta, đấu bò tót, băng bài hát: Tiếng đàn ghi-ta của Lor-ca (phổ thơ Thanh Thảo);
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
II/Trò
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
C. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. Kiến thức :
a/ Nhận biết: Nêu thông tin về tác giả, sự nghiệp sáng tác
b/ Thông hiểu: Lý giải được mối quan hệ/ ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả
c/Vận dụng thấp: Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để đọc hiểu văn
d/Vận dụng cao: Viết bài cảm nhận riêng về bài thơ
II. Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài nghị luận văn học ( nghị luận đoạn thơ, bài thơ hoặc ý kiến bàn về văn học)
b/ Thông thạo: các bước làm bài đọc hiểu và nghị luận văn học về thơ
III.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản về tác gia, tác phẩm văn học
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác gia , tác phẩm văn học
c/Hình thành nhân cách: có tinh thần cảm phục, ngưỡng mộ những nghệ sĩ tài năng và đạo đức.
IV. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan thơ hiện đại Việt Nam sau 1975
- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam từ sau 1975
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thơ hiện đại Việt Nam
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học của giai đoạn này.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của thơ hiện đại Việt Nam từ sau 1975 so với các giai đoạn trước đó; so sánh thơ siêu thực Việt Nam với thơ siêu thực nước ngoài.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò | Nội dung cần đạt |
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về bài thơ bằng cách cho HS:
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ: - B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: - B4: GV nhận xét, giới thiệu Vào bài: Mỗi dân tộc trên thế giới có một nền văn hoá riêng. Với đất nước Tây Ban Nha xa xôi, bản sắc văn hoá của họ chính là tiếng đàn ghi ta, cảnh đấu bò tót …Hôm nay, chúng ta sẽ được học một bài thơ liên quan đến điều này qua bài thơ của nhà thơ Thanh Thảo.
|
|