Buổi 1:
Tiết 1,2. CHUYÊN ĐỀ: VĂN BẢN NHẬT DỤNG
(CỔNG TRƯỜNG MỞ RA; MẸ TÔI)
Tiết 3. CHUYÊN ĐỀ: CÁC KĨ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
( LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN)
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Ôn tập về kiểu văn bản nhật dụng.
- Củng cố, mở rộng nâng cao về tác giả, xuất xứ của tác phẩm.
- Hiểu được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Cảm nhận được tình cảm của cha mẹ dành cho con và tính truyện trong văn bản “Mẹ tôi”, “Cổng trường mở ra”.
- Ôn tập kĩ năng tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết, đọc, hiểu văn bản biểu cảm
- Rèn kĩ năng tìm, phát hiện các chi tiết ý nghĩa và viết đoạn văn cảm thụ.
3. Thái độ, phẩm chất:
- Nghiêm túc tự giác học tập.
- Trân trọng tình cảm gia đình – nhà trường – xã hội dành cho mình
- Hiểu rõ ý nghĩa ngày khai trường, nâng niu trân trọng những kỉ niệm tuổi đến trường.
- Nhận thức giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình
4. Năng lực:
- Năng lực đọc hiểu, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
II. Tiến trình lên lớp
Tiết 1,2. CHUYÊN ĐỀ: VĂN BẢN NHẬT DỤNG
(CỔNG TRƯỜNG MỞ RA; MẸ TÔI)
A. Hệ thống lại kiến thức đã học (30 phút)
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG GV tổ chức cho học sinh nhớ lại khái niệm văn bản nhật dụng bằng câu hỏi: ? Em nhắc lại thế nào là văn bản nhật dụng? GV tổ chức chơi trò chơi: hỏi nhanh đáp nhanh để hệ thống lại những văn bản sẽ được học trong chương trình THCS mà giáo viên đã giới thiệu trên lớp. - GV tổ chức cho Học sinh hát tập thể 01 bài hát vừa chuyền tay nhau 1 chiếc khăn quàng đỏ. Quản trò là lớp phó học tập. Quản trò hô “dừng”. Khi đó chiếc khăn tay trên bạn nào thì bạn đó trả lời câu hỏi sau: Lưu ý câu trả lời không được trùng với câu trả lời của bạn phía trước. /?/ Những văn bản nhật dụng sẽ được học trong chương trình Ngữ Văn THCS lớp 6,7? GV ghi nhanh kết quả của các em lên bảng và chốt kiến thức: - Lớp 6 được học một số văn bản nhật dụng như: “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử”; “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”; “Động Phong nha”. - Lớp 7 có các văn nhật dụng sau: “Cổng trường mở ra”, “Mẹ tôi”, “Cuộc chia tay của những con búp bê”, “ Ca Huế trên sông Hương”. Các văn bản trên thuộc các chủ đề: Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, quan hệ giữa thiên nhiên và con người, giáo dục và vai trò của phụ nữ, văn hóa… /?/ Theo em để tiếp cận hai văn bản này chúng ta cần có những phương pháp và cách học nào? HS tự do trả lời GV chốt kiến thức. /?/ Hai văn bản “Cổng trường mở ra” và “mẹ tôi” thuộc chủ đề nào? - Chủ đề gia đình, nhà trường | I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG 1. Khái niệm Văn bản nhật dụng là kiểu văn bản - Về nội dung: Đề cập đến những vấn đề bức thiết trong xã hội, được toàn xã hội quan tâm. - Có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau, thuộc các kiểu văn bản khác nhau: tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận. 2. Những văn bản nhật dụng sẽ học trong chương trình Ngữ Văn 7: - Cổng trường mở ra - Mẹ tôi - Cuộc chia tay của những con búp bê - Ca Huế trên sông Hương 3. Hướng tiếp cận văn bản nhật dụng - Đọc các chú thích, lưu ý các chú thích về sự kiện - Đọc trên cơ sở liên hệ với thực tế cuộc sống của bản thân, gia đình, cộng đồng. - Sau khi tiếp cận văn bản cần đưa ra những suy nghĩ, đề xuất ý kiến, biện pháp - Vận dụng kiến thức liên môn để hiểu văn bản - Cần chú ý đến đặc điểm hình thức và phương thức biểu đạt của văn bản để phân tích nội dung |
Hoạt động 2: Ôn lại kiến thức văn bản: Cổng trường mở ra GV giới thiệu với thiệu với học sinh tập truyện “Harry Potter” và “ Những tấm lòng cao cả”…=> Để gợi dẫn giới thiệu với học sinh về dịch giả Lí Lan và văn bản “Mẹ tôi”. GV cho học sinh hoạt động nhóm để cùng ôn lại kiến thức về hai văn bản “Cổng trường mở ra” và “ mẹ tôi” bằng hệ thống sơ đồ câm. - GV chốt và cung cấp thêm những thông tin ngoài sách giáo khoa: + Thông tin lời tâm sự của Lý Lan: - Nhà văn Lý Lan tâm sự: “Đó là một bài văn tôi viết khoảng mười năm trước, lúc cháu tôi sắp vào lớp một. Tôi chứng kiến tất cả sự chuẩn bị và cảm thông nỗi lòng của em tôi. Chị em tôi mồ cô mẹ khi còn quá nhỏ, các em tôi không hề có niềm hạnh phúc được mẹ cầm tay dẫn đến trường. Hình ảnh đó là nỗi khao khát mà khi làm mẹ em tôi mới thực hiện được. Mãi mãi hình ảnh mẹ đưa con đến trường là biểu tượng đẹp nhất trong xã hội loài người.” + Giới thiệu văn bản: Từ mẹ trong tiếng nói loài người (Phụ lục 1)
| II- Chủ đề: Gia đình, nhà trường trong các văn bản: Cổng trường mở ra; mẹ tôi 1. Văn bản “Cổng trường mở ra” a. Nghệ thuật: - Sử dụng độc thoại nội tâm, người mẹ đã mở rộng cõi lòng mình để nói với con bằng cách tâm sự với chính mình, làm cho: + Hình ảnh mẹ hiện lên một cách trực tiếp + Văn bản thẫm đẫm chất trữ tình + Giúp tác giả có khả đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để miêu tả một cách chính xác tâm trạng lo lắng, bâng khuâng, hạnh phúc của người mẹ. Đó là những cung bậc cảm xúc khó nói nên lời. + Tâm trạng người mẹ bộc lộ một cách tự nhiên, chân thực và cảm động. Người đọc chứng kiến một đêm không ngủ của mẹ với tình cảm sâu sắc - Miêu tả tâm trạng nhân vật rất tinh tế, chân thực, sống động, cụ thể với nhiều hình thức khác nhau, miêu tả trực tiếp, miêu tả trong sự đối lập với người con. - Sử dụng thời gian nghệ thuật giàu ý nghĩa: Đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con. Ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời mỗi người là một cái mốc vô cùng thiêng liêng, trong đại. Vì thế cái đêm trước ngày khai trường đó bất kì người mẹ nào cũng có biết bao nỗi niềm, cảm xúc. b. Nội dung: - Tình yêu thương con sâu nặng, thiết tha của người mẹ. - Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường cũng như ý nghĩa của việc học tập trong cuộc đời mỗi người. 2. Mẹ tôi a. Nghệ thuật - Văn bản chọn hình thức viết thư. Đây là nét nghệ thuật độc đáo bởi: + Thư là loại văn bản bình thường để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Những tình cảm sâu sắc, thiêng liêng thường rất tế nhị, kín đáo nhiều khi không thể nói trực tiếp được. Mượn hình thức là một bức thư, người bố đã gửi gắm được biết bao nỗi niềm, tâm trạng của mình. Đó là nỗi buồn bã, tức giận của mình, bộc lộ được nỗi xót xa, thất vọng, đau đớn khi đứa con không xứng đáng với sự trông đợi của bố. Đây cũng là cách bộc lộ khéo léo của tác giả. Mượn hình thức là một bức thư, người bố còn bày tỏ tình cảm người mẹ En- ri- cô với con. Đây là một đoạn văn hay nhất, giàu sức biểu cảm nhất, xúc động lòng ta nhất. Người bố sau khi kể lại những việc làm, tình cảm người mẹ để đi đến khẳng định: Tình mẹ con thiêng liêng sâu nặng. Đức hi sinh thầm lặng, tình mẫu tử cao cả vô cùng. Không chỉ có vậy, người bố còn dự cảm bao tình huống đau đớn, xót xa, để khẳng định một chân lý, một quy luật muôn đời về tình mẫu tử khăng khít, gắn bó, bền chặt mãi mãi. + Nếu nói bằng văn bản ý từ sẽ sâu sắc hơn, sự sắp xếp sẽ chặt chẽ hơn. + Hơn nữa nếu viết bằng thư thì chỉ riêng người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo tế nhị vừa không làm người phạm lỗi bị tổn thương. + Tạo cho con một thế giới riêng để con ngẫm nghĩ, đọc đi, đọc lại và thấm thía. Con có thể xem đó là một kỉ niệm, một bài học lưu lại trong đời để không bao giờ quên. - Chọn tình huống giả định rất đặc sắc, làm nổi bật chủ đề tư tưởng của văn bản, đó là tình yêu thương sâu nặng của người mẹ. b. Nội dung - Tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ hiền. - Nhắc nhở mỗi người: tình yêu thương và kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ, nhục nhã cho những kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó |